Amentotaxus yunnanensis

Sam hoa bông vân nam

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Sơn La, Thanh Hóa.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

ước ngoài: Lào, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(i,iii,v).

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rải rác ở một số tỉnh miền Bắc vào đến tỉnh Quảng Bình. Loài này đôi khi bị khai thác lấy gỗ, ghi nhận quần thể ở Sa Pa đã bị khai thác vào năm 1998. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000 km2, sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, cháy rừng và mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp; số lượng cá thể trưởng thành hiếm gặp (tiêu chuẩn B1ab(i,iii,v)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc trong tầng tán giữa, đôi khi là loài vượt tán trong rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa núi thấp (nhiệt độ trung bình năm 17-20 oC, lượng mưa khoảng 1.500 mm), chủ yếu là thông chiếm ưu thế trên các dông núi đá vôi kết tinh trắng bị bào mòn mạnh, hoặc trong rừng hỗn giao và cây lá rộng chiếm ưu thế trên đất hình thành từ đá silicat (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Hạt chín vào tháng 3-4 hằng năm, màu đỏ thẫm. Cây mạ và cây con chịu bóng.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ được dùng làm công cụ, đồ mỹ nghệ và đồ gỗ. Chi Dẻ tùng có tiềm năng cho thuốc chữa ung thư và hạt có chứa nhiều dầu. Cây còn có lá đẹp và đôi khi dùng làm cây thế trên các cây con thu từ tự nhiên (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, cháy rừng và mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp; loài này đôi khi bị khai thác lấy gỗ (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đức Tố Lưu & Thomas P.I. (2004). Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, 86 trang.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004). Các loài cây lá kim ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 70.
Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, p. 125.
Nguyễn Sinh Khang, Nguyễn Tiến Hiệp, Tô Văn Thảo, Phạm Văn Thế, Phan Kế Lộc & Averyanov L.V. (2007). Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam 25. Thêm một số dẫn liệu về thành phần và sự phân bố Thông ở vùng núi đá vôi Đông Bắc tỉnh Hà Giang. Di truyền học & Ứng dụng, 1: 24-28.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 108-109.
Thomas P., Gao L. & Phan K.L. (2017). Amentotaxus yunnanensis. The IUCN Red List of Threatened Species 2017: e.T118076066A96812158. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T118076066A96812158.en. Accessed on 02 September 2022.

Dữ liệu bên ngoài