Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
600 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.600 m
Thế giới
Campuchia, Fiji, Lào, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Vanatu.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, loài này phân bố khá rộng từ miền Bắc vào đến Tây Nguyên. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản và cháy rừng. Loài này cũng bị khai thác lấy gỗ. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây gặp ở dạng cây vượt tán hay tầng một trong rừng nhiệt đới gió mùa hỗn giao ở đất thấp và núi thấp trên các sườn hoặc trong các thung lũng, chủ yếu trên đất phong hoá từ đá granit hoặc các loại đá silicat khác, hiếm khi mọc trên đá vôi, ở độ cao khoảng 600-1.600 m (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Tái sinh tự nhiên tốt. Cây con chịu bóng sau đó ưa sáng, sinh trưởng nhanh. Nón hạt thường chín và phát tán vào khoảng tháng 11-12.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ mềm dễ gia công, dùng trong xây dựng nhà, đóng đồ mộc.
Mối đe dọa
Quần thể của loài bị suy giảm do khai thác gỗ, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp và cháy rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Fu L., Li Y. & Mill. R.R. (1999). Podocarpaceae. P. 79. In: Wu Z.Y. & Raven P.H. (Eds.). Flora of China. Vol. 4. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Laubenfels de (1988). Coniferales. Fl. Malesiana, ser. I, 10(3): 336-337.
Nguyễn Đức Tố Lưu & Thomas P.I. (2004). Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, trang 50-51.
Nguyễn Tiến Hiệp (2007). Góp phần kiểm kê thành phần loài và sự phân bố Thông ở tỉnh Quảng Bình. Báo cáo Khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ hai. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 310-315.
Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, pp. 96-99.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 90-91.
Thomas P. (2007). New records of Conifers in Cambodia and Laos. Edinburgh Journal of Botany, 64: 37-44.
Thomas P. (2013). Dacrycarpus imbricatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T42445A2980614. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.20131.RLTS.T42445A2980614.en. Accessed on 31 August 2022.