Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1370
Thế giới
Sinh sản tại Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, di cư qua Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông và Đài Loan), Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Nhật Bản, Lào, Thái Lan. Lang thang qua Châu Âu, Hoa Kỳ.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Sẻ đồng ngực vàng là loài chim di cư, trú đông hiếm gặp. Mặc dù vùng phân bố rộng từ miền Bắc đến miền Nam nhưng quần thể nhỏ và bị suy giảm nghiêm trọng do mất và suy thoái sinh cảnh sống cũng như bị săn bắt quá mức làm thực phẩm và phóng sinh; ước tính kích cỡ quần thể < 250 cá thể, số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 50 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
(BirdLife International 2004) đánh giá quần thể loài tại Châu Âu gồm khoảng 20,000-100,000 cặp đôi sinh sản, tương đương với 60,000-300,000 cá thể. Trong khi đó (BirdLife International 2015) ghi nhận quần thể tại Châu Âu hiện chỉ còn từ 120-600 cá thể trưởng thành. (BirdLife International 2015).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Trảng cỏ, cây bụi nơi trống trải, nơi canh tác, rừng ngập mặn trong mùa di cư.
Dạng sinh cảnh phân bố
Trảng cỏ khô, ngập nước theo mùa, rừng ngập mặn ven biển, trảng cây bụi, rừng trồng.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Ghi nhận bị bắt cùng các nhóm loài chim Di làm mục đích phóng sinh và thức ăn.
Mối đe dọa
Mất và suy thoái sinh cảnh sống do canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, bị bẫy bắt làm thực phẩm và buôn bán để thả phóng sinh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sẻ đồng ngực vàng có tên trong Phụ lục I Công ước các loài di cư (CMS), Nghị Định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đã xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn loài cấp quốc tế.
Đề xuất
Điều tra quần thể loài tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch bảo tồn loài, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2017). Emberiza aureola. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22720966A119335690. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T22720966A119335690.en. Accessed on 10 November 2022.
Chan S. (2004). Yellow-breasted Bunting Emberiza aureola. BirdingASIA: 16-17.
Gilbert M., Sokha C., Joyner P.H., Thomson R.L. & Poole C. (2012). Characterizing the trade of wild birds for merit release in Phnom Penh, Cambodia and associated risks to health and ecology. Biological Conservation, 153: 10-16.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Tamada K.; Tomizawa M.; Umeki M. & Takada M. (2014). Population trends of grassland birds in Hokkaido, focussing on the drastic decline of the Yellow-breasted Bunting. Ornithological Science, 13(1): 29-40.