Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Loài đặc hữu hẹp của tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trường Sơn, phân bố chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd; B2ab(ii,iii,iv,v).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Thông lá dẹt ghi nhận phân bố ở vùng địa lý thực vật Nam Trường Sơn như Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận; sinh cảnh sống bị thu hẹp và chia cắt suy thoái, do tác động của chiến tranh, xâm lấn đất rừng để mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp, xây dựng đường giao thông. Ngoài ra cháy rừng ngày càng tăng do thay đổi mục đích sử dụng đất là những mối đe doạ đối với Thông lá dẹt; kích cỡ quần thể nhỏ, ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2acd). Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 2.000 km2 các tiểu quần thể bị chia cắt nghiêm trọng và xuất hiện tại một số ít điểm ghi nhận; sinh cảnh sống tiếp tục bị phân mảnh, chất lượng sinh cảnh suy giảm thu hẹp và tại mỗi điểm số lượng cá thể trưởng thành rất ít (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii,iv,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc thành đám vượt tán trong rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới thuần loại hay chung với một số loài thông khác, rất ít khi chung với cây lá rộng, thường ở sườn núi thuộc đai núi thấp, trên sản phẩm phong hóa của đá silicat thoát nước (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Nón xuất hiện vào tháng 4-5, hạt chín vào tháng 7-9. Tái sinh từ hạt tốt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ Thông lá dẹt được cho là có các tính chất tương tự như Thông ba lá (Pinus kesiya) nhưng do hiếm gặp nên ít bị khai thác lấy gỗ.
Mối đe dọa
Quần thể của loài bị suy giảm do ảnh hưởng của chiến tranh, xâm lấn đất rừng để mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp, xây dựng đường giao thông, cháy rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, pp. 31-32.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004). Các loài cây lá kim ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 47.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 77-78.
Thomas P., Nguyen T.H., Phan K.L. & Nguyen Q.H. (2013). Pinus krempfii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T32804A2823769. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T32804A2823769.en. Accessed on 03 September 2022.