Phân loại
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Sơn La (Mộc Châu, Vân Hồ).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
900 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.550 m
Thế giới
Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii); C2a(i,ii).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài phân bố hẹp, hiện chỉ gặp ở 2 điểm. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 100 km2. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và chia cắt nghiêm trọng do các hoạt động canh tác nông nghiệp (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)). Số lượng cá thể trưởng thành ước tính trong mỗi tiểu quần thể < 50 và tỷ lệ cá thể trưởng thành ở mỗi tiểu quần thể còn khoảng 90-100 % (tiêu chuẩn C2a(i,ii).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc tập trung thành đám ưu thế, vượt tán trên đỉnh núi, vách núi dốc hay các hốc đá, ở độ cao 900-1.550 m trong rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng và lá kim (Averyanov et al. 2014).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Nón xuất hiện và thụ phấn vào tháng 2-3, hạt chín và phóng thích vào tháng 9-10. Gặp rải rác tái sinh từ hạt tại nơi sáng, hiếm gặp tại nơi che bóng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị khai thác để lấy gỗ làm nhà và đóng đồ mộc.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác lấy gỗ. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và cháy rừng, khả năng tái sinh kém.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Tiến hành ươm trồng bảo tồn nhân tạo tại KBTTN Xuân Nha.
Tài liệu tham khảo
Averyanov L.V., Nguyen H.T., Nguyen K.S., Nguyen S.T., Chuong N.Q. & Tatiana V.M. (2016). Conservation assessment of endangered Lao-Vietnamese stenoendemic – Pinus cernua (Pinaceae). Identification of distribution, population structure, habitat loss, biome significance. A scientific report for Mohamed bin Zayed Species Conservation Fund, 65 pp.
Averyanov L.V., Nguyen H.T., Nguyen K.S., Pham T.V., Vichith L., Somchanh B., Shengvilai L., Phan L.K., Soulivanh L. & Khamfa C. (2014). Gymnosperms of Laos. Nordic Journal of Botany, 32(6): 765-805.
Averyanov L.V., Nguyen K.S., Nguyen H.T. & Harder D.K. (2015). Preliminary assessment for conservation of Pinus cernua (Pinaceae) with a brief synopsis of related taxa in eastern Indochina. Turczaninowia, 18(1): 5-17.
Averyanov L., Phan K.L. & Thomas P. (2017). Pinus cernua. The IUCN Red List of
Threatened Species 2017: e.T96799965A96800036. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T96799965A96800036.en. Accessed on 12 November 2023.