Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đắk Lắk (Yok Đôn, Ea Súp), Nghệ An (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
200 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
400 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, loài này ghi nhận phân bố ở hai tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch. Loài này bị khai thác quá mức làm cảnh. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thiên tuế xiêm thường mọc trên đất cát, sỏi dưới tán rừng khộp hay rừng thứ sinh khô, cây lá rộng rụng lá theo mùa và thường mọc ở nơi bằng phẳng hoặc đồi hơi dốc, ở độ cao khoảng từ 200-400 m (Osborne et al. 2007).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thời gian ra nón khoảng tháng 6-8, nón chín khoảng tháng 4-5. Tái sinh từ hạt và chồi tốt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Khai thác làm cây cảnh.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch; loài này bị khai thác quá mức làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc khai thác trái phép làm cảnh, phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Tiến hành trồng bảo tồn nhân tạo.
Tài liệu tham khảo
Averyanov L.V., Nguyen H.T., Nguyen K.S., Pham T.V., Vichith L., Somchanh B., Shengvilai L., Phan L.K., Soulivanh L. & Khamfa C. (2014). Gymnosperms of Laos. Nordic Journal of Botany, 32: 765-805.
Hill K.D., Stevenson D.W. & Osborne R. (2007). The world list of cycads. Proceedings of the 7th International Conference on Cycad Biology (CYCAD 2005), Xalapa, Mexico, January 2005. Memoirs of the New York Botanical Garden, 97: 8-10.
Hill K.D., Nguyen H.T. & Phan K.L. (2004). The Botanical Review, 70(2). The NYBG Press, New York, pp. 180-182.
Nguyen H.T. (2010). Cycas siamensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T42066A10641954. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.20103.RLTS.T42066A10641954.en. Accessed on 06 September 2022.
Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, pp. 15-16.
Osborne R., Hill K.D., Nguyen H.T. & Phan K.L. (2007). Cycads of Vietnam. Tien Wah Press (Pte.) Ltd., Singapore, pp. 95-98.
Smitinand T. (1972). Cycadaceae. Pp. 187-190. In: Smitinand T. & Larsen K. (Eds.), Flora of Thailand, 2(2). The Tistr Press, Bangkok.