Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Văn Bàn), Yên Bái (Mù Căng Chải) (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.800 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
2.100 m
Thế giới
Myanmar, Trung Quốc (Đài Loan).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài ghi nhận phân bố ở 4 địa điểm thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp. Loài này bị khai thác cạn kiệt lấy gỗ, số lượng cây có đường kính > 70 cm rất hiếm gặp. Kích cỡ quần thể quần thể ước tính bị suy giảm > 80 % ít nhất trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng thường xanh cây lá rộng ở thung lũng, sườn hay đỉnh núi trên đất đỏ phong hoá từ granit, ở độ cao 1.800-2.100 m trên mặt biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng 13 oC, lượng mưa trung bình năm trên 3.000 mm và không có tháng khô (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa ra nón và thụ phấn vào tháng 2-3, nón chín và hạt được phóng thích vào tháng 11-12. Hiếm gặp cây tái sinh tự nhiên từ hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ Bách đài loan kín có dầu thơm, không bị mối mọt, dễ chế biến được dùng cho xây dựng, làm ván lợp nhà, đồ gỗ và quan tài. Loài này còn là một cây cảnh đẹp và có chứa các hoạt chất chống ung thư.
Mối đe dọa
Trước đây, loài này bị khai thác cạn kiệt lấy gỗ. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp và cháy rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES và Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc khai thác trái phép, phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Tiến hành ươm trồng bảo tồn nhân tạo va sử dụng tạo nguồn nguyên liệu.
Tài liệu tham khảo
Nguyen H.T. (2007). Conifer and Taiwania cryptomerioides Conservation in Vietnam. International Symposium Proceedings on Taiwania cryptomerioides, Taiwan 8-10 December 2007: 23-28.
Nguyễn Tiến Hiệp, Đỗ Tiến Đoàn & Phan Kế Lộc (2002). Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam 9. Taiwania hayata and T. cryptomerioides Hayata (Taxodiaceae): chi và loài mới đối với hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, 1: 32-40.
Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Quang Hiếu, Phan Kế Lộc, Phạm Thuý Duyên, Nguyễn Sinh Khang & Nguyễn Đức Cảnh (2009). Kết quả bước đầu về bảo tồn loài Taiwania cryptomerioides tại xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái. Trang 521-526. Trong: Tuyển tập Hội thảo khoa học quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 63-64.