Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Cà Mau, Đồng Tháp (Tam Nông), Kiên Giang, Long An (Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng), Tiền Giang (Tân Phước).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2c.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rải rác ở một số tỉnh miền Nam. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm đất canh tác nông nghiệp. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2c).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sinh cảnh sống là trảng cỏ ngập nước theo mùa trong các vùng đất thấp, ruộng bỏ hoang ở Đồng Tháp Mười, ngập nước, chua phèn, lúa lớn lên theo chiều mực nước dâng cao.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 9-10, mùa quả vào tháng 11-12. Tái sinh bằng hạt và chồi; hạt có thể sống trong đất 3-4 năm, khi có điều kiện thuận lợi nảy mầm và phát triển.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này sử dụng để lai tạo giống lúa mới.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Bảo vệ môi trường sống của loài. Phục hồi và phát triển quần thể của loài trong khu vực phân bố và nhân giống chuyển vị để lưu giữ nguồn giống.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Khắc Khôi & Nguyễn Thị Đỏ (2005). Họ Hoà thảo – Poaceae. Trang 75-853. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam (An Illustrated Flora of Vietnam). Quyển 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 629.
Watve A., Phillips J. & Yang L. (2017). Oryza rufipogon. The IUCN Red List of
Threatened Species: e.T176902A61524992. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T176902A61524992.en. Accessed on 31 March 2023.