Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp (Hồng Ngự, Tân Hồng), Tiền Giang (Cai Lậy, Tân Phước), Vĩnh Long.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Campuchia, Lào, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố ở 5 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000 km2, bị chia cắt, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống trong các trảng cây bụi, vùng đất thấp hay ruộng hoang, bãi ven sông, trên gò đồi, vùng đất ngập nước, cây lớn lên theo nước dâng cao.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mùa quả vào tháng 2-4, tái sinh bằng hạt và chồi.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố, phục hồi quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Camus E.G. & Camus A. (1922). Sorghum mekongense A. Camus. Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 7. Paris, p. 323.
Nguyễn Khắc Khôi & Nguyễn Thị Đỏ (2005). Họ Hoà thảo – Poaceae. Trang 75-853. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam (An Illustrated Flora of Vietnam). Quyển 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 710.