Phân loại
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Kạn (Ngân Sơn: Vân Tùng).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nhật Bản, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd; B1ab(i,iii).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài chỉ mới được ghi nhận tại Bắc Kạn. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phát nương làm rẫy. Loài bị khai thác làm nguyên liệu xây dựng và sản xuất đồ gia dụng. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80 % trong vòng 20 năm qua và (tiêu chuẩn A2cd). Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 100 km2, mới ghi nhận duy nhất tại 1 điểm phân bố, phạm vi phân bố và chất lượng sinh cảnh sống tiếp tục bị suy giảm (tiêu chuẩn B1ab(i,iii).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây mọc ở ven rừng, nơi đất trống nhiều ánh sáng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa măng vào tháng 1 và tháng 8, tái sinh bằng thân rễ.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Cây được trồng làm cảnh, thân cây được sử dụng làm vật liệu xây dựng và sản xuất đồ gia dụng.
Mối đe dọa
Diện tích vùng phân bố rất hẹp, chỉ có 1 điểm phân bố duy nhất. Chất lượng sinh cảnh sống bị suy giảm bởi phát nương làm rẫy. Cây bị khai thác làm nguyên liệu xây dựng nhà và sản xuất đồ gia dụng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Không khai thác loài. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong khu vực vùng phân bố, bảo tồn và phục hồi quần thể loài.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Khắc Khôi & Nguyễn Thị Đỏ (2005). Họ Hoà thảo – Poaceae. Trang 75-853. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.