Paphiopedilum dianthum

Hài xoắn

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Cao Bằng (Nguyên Bình), Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh), Hòa Bình (Hang Kia - Pà Cò), Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Mộc Châu).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

900 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.400 m

Thế giới

Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd; C2a(i).

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài có vùng phân bố rộng nhưng bị chia cắt nghiêm trọng. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái bởi rừng bị tác động, mở rộng diện tích canh tác và khu dân cư. Loài bị khai thác quá mức để làm cảnh. Kích thước quần thể bị suy giảm đến > 50 % trong khoảng 20 năm gần đây (tiêu chuẩn A2cd). Số lượng cá thể ước tính < 2.500 cá thể, mỗi tiểu quần thể còn số lượng cá thể trưởng thành ≤ 250, tiếp tục suy giảm (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này thường mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim hay hỗn giao với cây lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao 900-1.400 m, thường mọc thành nhóm nhỏ ở khe nứt ít đất của các vách dốc đứng gần đỉnh; đôi khi mọc bám cả trên cây.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Cây nở hoa tháng 9-11. Tái sinh bằng hạt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài bị khai thác, mua bán, sử dụng làm cảnh.

Mối đe dọa

Loài bị khai thác và buôn bán làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đã có tên trong Phụ lục I CITES và Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng phá hoại cảnh quan nơi sống của loài. Cần bảo tồn loài này tại các VQG và KBTTN như Hoàng Liên, Hang Kia - Pà Cò, Phong Quang, Bát Đại Sơn, cần nhân giống để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng khai thác, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước.

Tài liệu tham khảo

Averyanov L.V. (1994). Identification guide to Vietnamese Orchids (Orchidaceae Juss.). World and Family, St. Petersburg, 432 pp.
Averyanov L.V., Phillip C., Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2004). Lan hài Việt Nam. Với phần giới thiệu về hệ thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 308 trang.
Nguyễn Tiến Bân, Averyanov L.V. & Dương Đức Huyến (2005). Họ Lan – Orchidaceae Juss. Trang 512-666. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Rankou H., Averyanov L. & Svengsuksa B. (2015). Paphiopedilum dianthum. The IUCN Red List of Threatened Species 2015: e.T46697A3010979. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-2.RLTS.T46697A3010979.en. Accessed on 11 November 2023.
Seidenfaden G. (1992). The Orchids of Indochina. Opera Botanica, 114: 1-502.

Dữ liệu bên ngoài