Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Đà Nẵng (Bà Nà), Đắk Lắk (Chư Yang Sin), Khánh Hòa (Hòn Giao), Kon Tum (Đắk Glei, Kon Plong), Lâm Đồng (Bidoup), Ninh Thuận (khu vực giáp ranh núi Bidoup), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
900 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.900 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d; C2a(i).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài có vùng phân bố rộng nhưng bị chia cắt nghiêm trọng. Loài bị khai thác quá mức để làm cảnh. Kích thước quần thể bị suy giảm > 50 % trong khoảng 20 năm gần đây (tiêu chuẩn A2d). Quần thể còn dưới 2.500 cá thể, vẫn tiếp tục bị suy giảm, mỗi tiểu quần thể còn số lượng cá thể trưởng thành ≤ 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường mọc dưới tán rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim trên núi đá granit, ở độ cao 900-1.900 m, thành nhóm nhỏ trên đất giàu mùn ở sườn gần đỉnh núi.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Cây nở hoa tháng 3-5. Cây chủ yếu tái sinh tự nhiên từ hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài bị khai thác, mua bán để trồng làm cảnh.
Mối đe dọa
Kích thước quần thể nhỏ, kích thước mỗi tiểu quần thể rất nhỏ. Loài bị khai thác quá mức để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đã có tên trong Phụ lục I CITES và Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng phá hoại cảnh quan nơi sống của loài. Cần bảo tồn các quần thể còn sót lại ở các VQG, KBTTN như Bà Nà, Ngọc Linh, Thạch Nham, Chư Yang Sin, Bidoup - Núi Bà. Nhân giống, bảo tồn và phát triển ngoại vi. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng khai thác, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Averyanov L.V. (1994). Identification guide to Vietnamese Orchids (Orchidaceae Juss.). World and Family, St. Petersburg, 432 pp.
Averyanov L.V., Phillip C., Phan Kế Lộc & Nguyễn Tiến Hiệp (2004). Lan hài Việt Nam. Với phần giới thiệu về hệ thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 308 trang.
Nguyễn Tiến Bân, Averyanov L.V. & Dương Đức Huyến (2005). Họ Lan – Orchidaceae Juss. Trang 512-666. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Rankou H. & Kumar P. (2015). Paphiopedilum appletonianum. The IUCN Red List of Threatened Species 2015: e.T43320105A43327774. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-2.RLTS.T43320105A43327774.en. Accessed on 02 March 2023.