Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Hải Phòng (Cát Bà), Hòa Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
200 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.000 m
Thế giới
Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài có vùng phân bố rộng nhưng bị chia cắt nghiêm trọng. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái bởi phát nương làm rẫy, mở rộng canh tác. Loài bị khai thác quá mức để làm thuốc. Kích thước quần thể bị suy giảm đến > 50 % trong 3 thế hệ gần đây (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường mọc rải rác trong rừng, ở các kẽ đá, nơi bóng rợp, ở độ cao 200-1.000 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ra hoa vào tháng 3-4, kết quả tháng 5-8. Tái sinh bằng chồi và hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài bị khai thác, mua bán và sử dụng làm thuốc.
Mối đe dọa
Bị khai thác để làm thuốc. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái bởi phát nương làm rẫy, mở rộng canh tác.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đã có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng phá hoại cảnh quan nơi sống của loài. Cần di chuyển một số cây sống của loài này về một số VQG và KBTTN để nhân giống, bảo tồn và phát triển. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng khai thác, buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Averyanov L.V. (2011). The Orchids of Vietnam illustrated survey. Part 3. Subfamily Epidendroideae (primitive tribes – Neottieae, Vanilleae, Gastrodieae, Nervilieae). Turczaninowia, 14(2): 15-100.
Nguyễn Tiến Bân, Averyanov L.V. & Dương Đức Huyến (2005). Họ Lan – Orchidaceae Juss. Trang 512-666. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 793.
Seidenfaden G. (1992). The Orchids of Indochina. Opera Botanica, 114: 1-502.