Dioscorea membranacea

Từ mỏng

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bà Rịa - Vũng Tàu (Núi Dinh), Đắk Lắk (Krông Bông); Gia Lai (Krông Pa); Kon Tum (Kon Rẫy); Sơn La (Mộc Châu).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

400 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

600 m

Thế giới

Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii).

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài ghi nhận ở 5 điểm phân bố rất rải rác và cách xa nhau. Điểm phân bố ở vùng lõi VQG Chư Yang Sin (Đắk Lắk), điểm phân bố ở xã Đắk Tre (Kon Rẫy, Kon Tum) ở gần bờ sông, liền kề đường lên rẫy, nên dễ bị rủi ro. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km²; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do hoạt động xây dựng, du lịch, thu hái làm thuốc hay duốc cá (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng thường xanh xen lồ ô và rừng thưa nửa rụng lá; độ cao 400-600 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và mọc cây chồi từ phần đầu củ.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Trong củ có hợp chất diosgenin là nguyên liệu bán tổng hợp thuốc chống viêm corticoid, thuốc tránh thụ thai và nội tiết tố sinh dục. Theo kinh nghiệm dân gian, lấy củ tươi giã nhỏ để duốc cá.

Mối đe dọa

Có thể bị khai thác củ để duốc cá; nơi sống có thể bị xâm hại, dẫn đến thu hẹp vùng phân bố.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo tồn tại chỗ, thu thập hạt giống và cây con đưa về trồng bảo tồn chuyển chỗ và tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Đỏ (2005). Họ Củ mài – Dioscoreaceae. Trang 471. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 8. Bộ Loa kèn – Liliales Perleb. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 356-357.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.
Prain D. & Burkill I.H. (1934). Dioscoreaceae. Pp. 709-710. In: Lecomte M. (Ed.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 6. Masson et Cie., Paris.

Dữ liệu bên ngoài