Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang (Sơn Động), Đà Nẵng, Hà Nội, Hà Tĩnh (Vũ Quang), Khánh Hòa (Nha Trang), Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Mộc Châu), Thái Nguyên (Đại Từ: Quân Chu, Đồng Hỷ), Tuyên Quang (Chiêm Hóa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nhật Bản, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rộng từ Lào Cai vào đến Khánh Hòa; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, đào ao thả cá, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch; loài này bị khai thác quá mức làm thuốc; ước tính kích cỡ quần thể bị suy giảm > 50 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Đất lầy thụt, ngập nước 10-40 cm, gần khe suối ở ven rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ra hoa và có quả hằng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc chồi nhánh từ thân rễ.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thân rễ dùng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, sốt, chống nôn; toàn cây sử dụng trong bài thuốc tắm chữa bại liệt.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác quá mức làm thuốc. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và cung cấp nguồn dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Li H., Zhu G.H. & Bogner J. (2010). Acoraceae. Pp. 3-4. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 23. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Nguyen A.D., Le T.H., Do N.D. & Ogunwande I.A. (2021). The leaf essentional oil of Acorus macrospadiceus (Yam.) F.N. Wei et Y.K. Li from Vietnam: Chemical composition and antimicrobiol activity. Journal of Essentional Oil Bearing Plants, 24 (4): 745-752.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 211-212.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.
Wei F.N. & Li Y.K. (1985). A new species, Acorus macrospadiceus from South China. Guihaia, 5(3): 179-182.