Kadsura heteroclita

Xưn xe tạp

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Cao Bằng (Nguyên Bình), Đà Nẵng (Bà Nà), Hòa Bình (Mai Châu), Lào Cai (Bắc Hà), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rộng từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến miền Trung; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của hoạt động khai thác lâm sản, cháy rừng và canh tác nông nghiệp; loài này bị khai thác quá mức làm dược liệu; kích thước quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong khoảng 30 năm trở lại đây (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, rừng thứ sinh hoặc trên các nương rẫy cũ.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 7-8, mùa quả vào tháng 11-12.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài bị khai thác và buôn bán làm thuốc ở trong nước và xuất khẩu.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của hoạt động khai thác lâm sản, cháy rừng và canh tác nông nghiệp. Loài này bị khai thác quá mức làm dược liệu.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Kiểm soát buôn bán. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Bùi Văn Thanh, Nguyễn Thế Cường, Hà Minh Tâm, Trần Kim Giang (2011). Nghiên cứu phân loại chi Na rừng (Kadsura Juss.), họ Ngũ vị (Schisandraceae Blume) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 350-353.
Gagnepain F. (1938). Kadsura. Pp. 57-59. In: Humbert H. (Ed.). Supplément a la Flore Générale de l’Indo-Chine. I (1). Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam (An Illustrated Flora of Vietnam). Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 384-386.
Saunders R.M.K. (1998). Monograph of Kadsura (Schisandraceae). Systematic Botany Monographs. Vol. 54. The American Society of Plant Taxonomists. 106 pp.
Saunders R.M.K. (2001). Flora of the World. 4. Schisandraceae. Canberra. Pp. 31-47.

Dữ liệu bên ngoài