Reynoutria multiflora

Hà thủ ô đỏ

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hà Giang (Phó Bảng, Quản Bạ), Hà Nội (Thanh Trì), Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Sơn La (Mộc Châu, Mường La).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

800 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.600 m

Thế giới

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Bắc; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, tác động của loài ngoại lai và các yếu bất lợi của thời tiết, khí hậu; loài này bị khai thác để làm thuốc; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc rải rác trong rừng, trên núi đá vôi; nơi ẩm, nhiều mùn; ở độ cao 800-1.600 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 7-10, mùa quả vào tháng 9-12. Tái sinh bằng củ và dây.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Rễ củ làm thuốc bổ gan, thận, an thần, chữa suy thận, thiểu năng gan, thiếu máu, di mộng tinh, bạch đới, suy nhược thần kinh.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, tác động của loài ngoại lai và các yếu bất lợi của thời tiết, khí hậu. Loài này bị khai thác làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và làm dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Đinh Thị Hoa (2017). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, 244 trang.
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Nghể chân vịt (Polygonum palmatum Dunn). Thực vật chí Việt Nam. Tập 11. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 155, hình 14.
Nguyễn Thị Đỏ (2003). Họ Rau răm – Polygonaceae. Trang 307-320. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 746.

Dữ liệu bên ngoài