Magnolia odora

Giổi lụa

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bắc Giang (Thanh Sơn), Hà Nam, Hà Tĩnh, Lạng Sơn (Bắc Sơn: Vũ Lê), Lào Cai (Chiềng Lang), Nghệ An (Bù Kẹp, Quỳ Châu), Ninh Bình, Phú Thọ (Đền Hùng), Quảng Ninh, Sơn La (Xuân Nha), Thanh Hoá (Như Xuân), Yên Bái (Chiềng Ken)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

300 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.000 m

Thế giới

Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này có phạm vi phân bố khá rộng ở một số tỉnh miền Bắc vào đến Nghệ An; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động canh tác nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng; loài này bị khai thác quá mức ở nhiều nơi để lấy gỗ và trồng làm cảnh; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc trong rừng trên núi đất, ưa bóng khi còn non và ưa sáng khi trưởng thành, nơi ẩm ướt, đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, ở độ cao 300-1.000 m. Tái sinh bằng hạt, sinh trưởng nhanh (Vu et al. 2011).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 3-4, mùa quả vào tháng 10-12.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ tốt, màu đen sẫm, vân thẳng, thớ mịn, mềm, nhẹ; dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc. Hoa thơm và đẹp, trồng làm cảnh.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác quá mức lấy gỗ và trồng làm cảnh. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động canh tác nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Chen B.L. & Nooteboom H.P. (1993). Notes on Magnoliaceae III. The Magnoliaceae of Annals of the Missouri Botanical Garden, 80(4): 999-1104.
Chun W.Y. (1963). Genus speciesque novae Magnoliacearum sinensium. Acta Phytotaxonomica Sinica, 8(4): 281-288.
Figlar R.B. & Nooteboom H.P. (2004). Notes on Magnoliaceae IV. Blumea-Biodiversity, Evolution and Biogeography of Plants, 49(1): 87-100.
Gagnepain F. (1938). Magnoliacées. Pp. 29-59. In: Humbert H. (Ed.). Supplément a la Flore Générale de l’Indo-Chine. I (1). Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Sứ gỗ (Michelia gravis Dandy). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 239.
Rivers M.C. & Wheeler L. (2015). Magnolia odora. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T34967A2857994. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-2.RLTS.T34967A2857994.en. Accessed on 11 November 2021.
Vu Q.N. (2011). Taxonomic revision of the family Magnoliaceae from Vietnam. PhD. Dissertation, Graduate University of The Chinese Academy of Sciences, China.
Wang Y.B., Liu B.B., Nie Z.L., Chen H.F., Chen F.J., Figlar R.B. & Wen J. (2020). Major clades and a revised classification of Magnolia and Magnoliaceae based on whole plastid genome sequences via genome skimming. Journal of Systematics and Evolution, 58(5): 673-695.

Dữ liệu bên ngoài