Barringtonia asiatica

Bàng vuông

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Khánh Hòa (quần đảo Trường Sa), Kiên Giang (đảo Phú Quốc), Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi, Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc (Đài Loan), Úc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố rải rác ở ven biển và các đảo thuộc các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000 km2, bị phân mảnh và chất lượng sinh cảnh sống bị suy thoái do phát triển khu dân cư, khu du lịch ở vùng ven biển và các đảo, môi trường ven biển và quanh một số đảo bị ô nhiễm (tiêu chuẩn B1ab(iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cây chịu được gió và nước mặn, mọc trên các bãi cát ven biển và các đảo ven bờ.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa ra hoa vào tháng 2, mùa quả vào tháng 7. Quả phát tán bằng cách trôi nổi trên biển, có thể trôi nổi đến 2 năm mà không bị hỏng. Tái sinh bằng hạt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Hạt bàng vuông từng được xay thành bột để ruốc cá.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái bởi phát triển khu dân cư, khu du lịch ở vùng ven biển và các đảo, môi trường ven biển và quanh một số đảo bị ô nhiễm.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền để bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Nhân giống và trồng thêm ở các vùng hải đảo và ven bờ thích hợp như Cồn Cỏ, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc để phục hồi quần thể.

Tài liệu tham khảo

Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 25.
Nguyễn Kim Đào (2003). Họ Lộc vừng – Lecythidaceae. Trang 936-938. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Dữ liệu bên ngoài