Platycarya strobilacea

Hóa hương

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang

Độ cao ghi nhận thấp nhất

400 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.200 m

Thế giới

Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp, khai thác lấy gỗ và làm thuốc; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 30 % trong vòng 50 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường phân bố ở độ cao khoảng 400-1.200 m, phát triển chủ yếu trên đất đá vôi, có hàm lượng mùn trung bình và độ pH từ trung tính đến gần trung tính.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 8-9.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ dùng để sản xuất đồ nội thất; lá có thể được sử dụng làm thuốc trừ sâu và làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Vỏ và rễ rất giàu tannin. Quả và vỏ cây được dùng để nhuộm vải. Quả và lá có tác dụng chữa một số bệnh thông thường như gân, xương, đau bụng, mẩn ngứa.

Mối đe dọa

Sinh cảnh bị suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp, khai thác lấy gỗ và làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Cần có chương trình điều tra và nghiên cứu bảo tồn loài Hóa hương tại Việt Nam, trong đó tập trung tại VQG Cúc Phương và một số tỉnh vùng Tây Bắc.

Tài liệu tham khảo

Hoang Van Sam, Dao Thi Duong, Nguyen Truong Son (2021). Diversity of Juglandaceae in Cuc Phuong National Park. Journal of Forestry Science and Technology, 11: 107-113.
Hoang Van Sam, Do Quang Tung, Anna K. Jasińska, François Rion, Phung Thi Tuyen, Duong Thi Bich Ngoc, Do Thanh Tam, Sébastien Bétrisey, Yi-Gang Song & Gregor K. (2021). Diversity, distribution, and threats of the Juglandaceae in Vietnam. Dendrobiology Journal, 86: 39-55.
Kozlowski G., Bétrisey S., Song Y. (2018). Wingnuts (Pterocarya) and walnut family. Relict trees: linking the past, present and future. Natural History Museum Fribourg, Switzerland, 127 pp.
Siebold P.F. & Zucc J.G. (1843). Abh. Math.-Phys. Cl. Königl. Bayer. Akad. Wiss. 3(3): 743.
Yi-Gang S., Yann F., Hong-Hu M., Hoang V.S., Adriana C., Steven M., Min D., Anna K. J. & Gregor K. (2020). Global biogeographic synthesis and priority conservation regions of the relict tree family Juglandaceae. Journal of Biogeography. Vol. 47. (3): 643-657.

Dữ liệu bên ngoài