Aceros nipalensis

Niệc cổ hung

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Tây Bắc, Bắc Trung Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

300

Độ cao ghi nhận cao nhất

2900

Thế giới

Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Myanmar.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

D

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Niệc cổ hung là loài chim định cư hiếm gặp ở Việt Nam. Loài này có quần thể rất nhỏ và phân bố hẹp, bị suy giảm nghiêm trọng do mất và suy thoái sinh cảnh sống cũng như bị săn bắt quá mức làm thực phẩm, làm cảnh; ước tính kích cỡ quần thể <50 cá thể trưởng thành (tiêu chuẩn D).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

(R. Naniwadekar, A. Datta and P. Lo in litt. 2016) đánh giá hiện trạng quần thể của loài dao động từ khoảng 12,000-15,000, tương đương với 7,900-9,900 cá thể trưởng thành (làm tròn 7,000-10,000 cá thể) (R. Naniwadekar, A. Datta and P. Lo in litt. 2016).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống tại các khu vực rừng lá rộng thường xanh.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 2-3, tổ làm trong các thân cây gỗ lớn cao từ 10-30 m, thường đẻ từ 1-2 trứng.

Thức ăn

Quả, hạt, côn trùng, bò sát, lưỡng cư.

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm và làm cảnh.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái sinh cảnh sống và săn bắn trái phép.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Niệc cổ hung có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Phụ lục I CITES. Phần lớn sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Điều tra quần thể loài tại Việt Nam ; xây dựng kế hoạch bảo tồn loài, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2020). Aceros nipalensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22682510A176267243. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T22682510A176267243.en. Accessed on 07 November 2022.
Chimchome V., Vidhidharm A., Simchareon S., Bumrungsri S. & Poonswad P. (1997). Comparative study of the breeding biology and ecology of two endangered hornbill species in Huai Kha Khaeng Wildlife Sanctuary, Thailand. In: Poonswad P. (ed.), The Asian hornbills: ecology and conservation, 111-129.
Datta A. (2009). Observations on Rufous-necked Aceros nipalensis and Austen’s Brown Anorrhinus austeni Hornbills in Arunachal Pradesh: natural history, conservation status and threats. Indian Birds, 5(4): 108-117.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Le M.H, Tran T.D & Giang A.L. (2004). Building the foundation for conservation of Rufous-necked Hornbill Aceros nipalensis in Tao communem Mucangchai district, Yen Bai Province, Vietnam. Hanoi Birdwatching Club and Yen Bai provincial Forest Protection Department, 56 pp.
Naing T.Z. (2015). Distribution and status of Rufous-necked Hornbill Aceros nipalensis in Myanmar. Malayan Nature Journal, 67: 158-172.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.

Dữ liệu bên ngoài