Trichosanthes kirilowii

Qua lâu

Ổn định


Phân loại

Ghi chú

Phân bố

Việt nam

Bình Thuận (Tánh Linh), Cao Bằng, Ninh Thuận (Ninh Phước, Ninh Sơn), Thanh Hoá (Thạch Thành)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

300 m

Thế giới

Indonesia, Lào, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài có số lượng cá thể ít, phân bố rải rác, kích thước quần thể bị suy giảm ước tính > 30 % trong vòng 20 năm qua, số điểm ghi nhận 4, sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, mở rộng diện tích cây nông nghiệp và loài này có phân bố ở các sinh cảnh rừng thưa, ven bìa rừng nên dễ bị ảnh hưởng do tác động khai thác của con người, cũng là cây có giá trị dược liệu nên loài này là đối tượng luôn bị tìm kiếm và khai thác trong tự nhiên (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc nơi ẩm, đất nhiều mùn và tơi xốp, ven nguồn nước, nhiều ánh sáng, trên đất pha cát, ở độ cao 300 m. Cây thích nghi với những vùng có nhiệt độ trung bình năm từ 18-22 oC, độ ẩm không khí trung bình 80-85 % và có mùa đông lạnh kéo dài 3-4 tháng (Sách Đỏ Việt Nam 2007, Nguyễn Hữu Hiến 2003, Đỗ Huy Bích & cs. 2006).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa tháng 6-8, quả tháng 9-10. Tái sinh chủ yếu bằng hạt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Cây được khai thác để làm thuốc. Hạt được dùng để trị táo bón, ho khan, thổ huyết, mụn nhọt. Vị thuốc được chế biến từ rễ có tên là “thiên hoa phấn”; rễ chữa nhiệt bệnh, tiêu khát, vàng da, đau vú, lở ngứa, sưng tấy, tiểu đường và ung thư. Vỏ quả chữa phế.

Mối đe dọa

Số lượng cá thể ít, mọc rải rác, phân bố thường ven rừng, trong rừng thưa nên môi trường sống thường xuyên bị xâm hại. Loài bị khai thác để lấy nguyên liệu làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Nâng cao nhận thức của địa phương về bảo vệ loài, bảo vệ nguồn tài nguyên và nơi sống, phục hồi môi trường sống tự nhiên, bảo tồn tại chỗ hay chuyển vị, nhân giống cây trồng bổ sung.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 530-535.
Nguyễn Hữu Hiến (2003). Cucurbiteaceae. Trang 696-407. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 573.
Võ Văn Chi (2012). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 427.

Dữ liệu bên ngoài