Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng, Gia Lai, Hà Giang, Hoà Bình, Kon Tum, Lạng Sơn, Lào Cai (Sa Pa), Quảng Ninh (Móng Cái), Thừa Thiên Huế
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Triều Tiên, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Kích thước quần thể bị suy giảm ước tính > 50 % trong vòng 30 năm qua, do loài này có mức độ khai thác trong tự nhiên rất lớn phục vụ mục đích buôn bán làm dược liệu và buôn bán qua biên giới (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây mọc trên đất đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa (Võ Văn Chi 2012).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ra hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10. Tái sinh bằng chồi và hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Cây có vị đắng, tính hàn; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chỉ khái và khư đàm. Toàn cây băm nhỏ, phơi khô, nấu nước uống, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng; dùng làm thuốc chữa viêm khí quản, viêm gan, viêm thận, loét dạ dày và hành tá tràng, giải độc.
Mối đe dọa
Nơi cư trú giảm sút vì môi trường sống bị phá hại nghiêm trọng; bị khai thường xuyên và quá mức để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Nâng cao nhận thức của địa phương về bảo vệ loài, bảo vệ nguồn tài nguyên và nơi sống, phục hồi môi trường sống tự nhiên, bảo tồn tại chỗ hay chuyển vị, nhân giống cây trồng bổ sung.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Hữu Hiến (2003). Cucurbiteaceae. Trang 696-407. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 575.
Võ Văn Chi (2012). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 610.