Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Đà Nẵng (Bà Nà), Đắk Nông (Đắk Mil), Khánh Hoà (Ninh Hoà), Ninh Bình, Ninh Thuận (Cà Nà), Quảng Bình (Tuyên Hoá), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
100 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.500 m
Thế giới
Bangladesh, Campuchia, Nhật Bản, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii)+2ab(ii,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000 km2, số điểm ghi nhận 7. Diện tích của vùng cư trú (AOO) ước tính < 2.000 km2, diện tích vùng cư trú và chất lượng sinh cảnh sống của loài đã và đang bị tiếp tục suy giảm do tác động của các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ bất hợp pháp (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)+2ab(ii,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Phân bố trong rừng thường xanh trên núi đất cao 100-1.500 m, mọc xen lẫn cây gỗ vừa và nhỏ xen lẫn cây bụi. Thường bắt gặp trên sườn núi, ven rừng nơi sáng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 3-7, mùa quả vào tháng 7 đến tháng 1 năm sau.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Vỏ thân và cành dùng làm thuốc kiện vị, giúp tiêu hoá, bổ dạ dày. Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc.
Mối đe dọa
Số lượng cá thể ít, mọc rải rác, vùng phân bố rất rộng, bị chia cắt rất mạnh, nơi cư trú giảm sút vì môi trường sống bị phá hại nghiêm trọng do rừng bị tàn phá, bị khai thác mạnh, cá thể trưởng thành tồn tại ít ở một số địa điểm phân bố thuộc KBTTN hoặc VQG.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo tồn tại chỗ hay chuyển vị, nhân giống gây trồng bổ sung.
Tài liệu tham khảo
Lin Q. (2021). Botanic Gardens Conservation International (BGCI) & IUCN SSC Global
Tree Specialist Group. 2019. Euonymus nitidus. The IUCN Red List of Threatened
Species 2019: e.T147642754A147642756. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T147642754A147642756.en. Downloaded on 20 October 2021.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Đỗ trọng tía Euonyus chinensis Lindl.. Trang 1122. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Chân danh Euonymus chinensis Lindl.. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 146.
Takhtajan A. (2009). Flowering Plants. Springer, Dordrecht, 871 pp.
Võ Văn Chi (2003). Đỗ trọng tía Euonymus chinensis Lindl.. Từ điển Thực vật thông dụng. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 1122.