Rhopalocnemis phalloides

Sơn dương

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Đà Nẵng (Bà Nà), Kon Tum (Đắk Glei, Đắk Tô, Ngọc Pan, Ngọc Linh), Lâm Đồng (Bidoup), Ninh Bình (Cúc Phương), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

800 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.500 m

Thế giới

Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố rải rác ở miền Bắc và miền Trung, số lượng cá thể không nhiều. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động khai thác lâm sản, canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Loài này bị khai thác kiệt làm dược liệu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cây ưa ẩm và ưa bóng, thường ký sinh trên rễ một số loài cây gỗ dọc theo các bờ khe suối, dưới tán rừng kín thường xanh, ở độ cao 800-1.500 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mùa quả vào tháng 5-7. Tái sinh bằng cách đẻ nhánh.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Cả cây được các đồng bào dân tộc khai thác để bán hoặc dùng làm thuốc bổ, ngâm rượu uống có tác dụng cường dương, mạnh gân cốt.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động khai thác lâm sản, canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Loài này bị khai thác kiệt làm dược liệu.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài và phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tiến hành nhân giống, ươm trồng để bảo tồn và phát triển dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tiến Bân (2005). Họ Dó đất: Balanophoraceae. Trang 10. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 141.

Dữ liệu bên ngoài