Balanophora laxiflora

Nấm đất

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hà Giang (Quản Bạ), Kon Tum (Đắk Glei, Ngọc Guga, Ngọc Pan), Lào Cai (Sa Pa), Ninh Bình (Cúc Phương), Tuyên Quang (Na Hang)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

600 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

2.300 m

Thế giới

Lào, Thái Lan, Trung Quốc (Đài Loan)

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rải rác ở 5 tỉnh miền Bắc và khu vực Tây Nguyên. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động canh tác nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm thuốc và buôn bán dược liệu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cây mọc rải rác trong rừng cây lá rộng, nơi ẩm, ở độ cao 600-2.300 m, thường ký sinh trên rễ cây gỗ và cây bụi như đỗ quyên, sồi, thông (Võ Văn Chi 2012).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 11-12, tái sinh bằng cách đẻ nhánh.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Cả cây phơi khô được dùng làm thuốc bổ, có tác dụng cường dương. Loài này bị khai thác buôn bán làm dược liệu.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động canh tác nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm thuốc và buôn bán dược liệu.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài và phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tiến hành nhân giống, ươm trồng để bảo tồn và phát triển dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tiến Bân (2005). Họ Dó đất – Balanophoraceae. Trang 9-10. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyen T.T., Nguyen V.T., Nguyen Q.H. (2017). Phamacognostic identification of Balanophora J.R.Forst & G.Forst (Balanophoraceae) endemic in Ha Giang, Viet Nam. Tropical Journal of Natural Product Research, 1(6): 236-240.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 141.
Trần Đức Đại, Nguyễn Quyết Tiến, Nguyễn Ngọc Tuấn & cs. (2017). Thành phần hóa học của cây Ngọc cẩu (Balanophora laxiflora Hemsl.) thu tại Tuyên Quang. Tạp chí Hóa học, 55(1): 48-51.
Võ Văn Chi (2012). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 803.

Dữ liệu bên ngoài