Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Giang (Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần), Lai Châu (Sìn Hồ), Lào Cai (Bát Xát, Sa Pa), Nghệ An (Kỳ Sơn), Yên Bái (Mù Cang Chải)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.450 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
2.000 m
Thế giới
Lào, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố ở một số tỉnh miền Bắc vào đến Nghệ An. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác lâm sản, cháy rừng, tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm thuốc. Kích thước quần thể ước tính bị suy giảm trên > 80 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng kín thường xanh ẩm trên núi, ở độ cao 1.450-2.000 m. Loài này ưa ẩm, ưa bóng, ưa khí hậu mát với nhiệt độ trung bình năm 13-16 °C, về mùa đông có lúc xuống thấp gần 0 °C.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa quả: tháng 3-8(10). Sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè. Sau mùa hoa, quả, phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thân rễ (củ) được dùng làm thuốc bổ. Củ có tác dụng cầm máu trong các trường hợp chảy máu trong.
Mối đe dọa
Loài bị khai thác cạn kiệt làm thuốc. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác lâm sản, cháy rừng, tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài có tên trong Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài và phục hồi quần thể trong tự nhiên. Có thể nhân giống, ươm trồng để bảo tồn và phát triển kinh tế, giảm thiểu áp lực khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 169-170.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, số 6(24): 319-328.