Aegypius monachus

Đại bàng đầu trọc

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

4500

Thế giới

Nga, Mông Cổ, toàn bộ các nước Trung Á, Triều Tiên, Hàn Quốc, lang thang qua các nước Châu Âu, Châu Phi, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Malaysia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

D

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Đại bàng đầu trọc là loài chim di cư rất hiếm gặp ở Việt Nam; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái, nguồn thức ăn suy giảm; loài này có kích cỡ quần thể nhỏ, ước tính kích cỡ quần thể loài < 50 cá thể trưởng thành (tiêu chuẩn D).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

(BirdLife International 2004, Anon. 2004) đánh giá hiện trạng quần thể của loài dao động trong khoảng từ 7,800-10,500 cặp, tương đương với 15,600-21,000 cá thể trưởng thành. Số lượng này bao gồm 2,300-2,500 cặp tại Châu Âu và 5,500-8,000 cặp tại Châu Á (Anon. 2004). Tính riêng tại Hàn Quốc và Triều Tiên có khoảng từ 50-10,000 cá thể trú đông (Brazil 2009). Chính vì vậy, tổng quần thể loài ước tính dao động trong khoảng từ 23,400-31,500 cá thể

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các khu vực rừng trống trải (rừng khộp, rừng cây dầu, savan, đồng cỏ, chủ yếu ở vùng đất thấp.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng khô nhiệt đới.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Xác động vật chết.

Sử dụng và buôn bán

Chưa ghi nhận.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái sinh cảnh sống; suy giảm nguồn thức ăn.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Mất và suy thoái sinh cảnh sống; suy giảm nguồn thức ăn.

Đề xuất

Điều tra quần thể loài tại Việt Nam, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài, tạo nguồn thức ăn cho loài.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2021). Aegypius monachus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22695231A154915043. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T22695231A154915043.en. Accessed on 02 November 2022.
Gilbert M., Watson R.T., Ahmed S., Asim M. & Johnson J.A. (2007). Vulture restaurants and their role in reducing diclofenac exposure in Asian vultures. Bird Conservation International, 17(1): 63-77.
Heredia B. (1996). Action plan for the Cinereous Vulture (Aegypius monachus) in Europe. In: Heredia B., Rose L. & Painter M. (ed.), Globally threatened birds in Europe: action plans, 147-158.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Kirazli C. & Yamaç E. (2013). Population size and breeding success of the Cinereous Vulture, Aegypius monachus, in a newly found breeding area in western Anatolia (Aves: Falconiformes). Zoology in the Middle East, 59(4): 289-296.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Ye X.-T. (1991). Distribution and status of the Cinerous Vulture Aegypius monachus in China. Birds of Prey Bulletin, 4: 51-56.
Zhatkanbaev A.Z. (2011). Surveys of Breeding Biology of the European Black Vulture in the South-Eastern Kazakhstan. Raptors Conservation, 23: 182-193.

Dữ liệu bên ngoài