Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Bát Xát, Sa Pa) (Bui et al. 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.000 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.800 m
Thế giới
Thái Lan, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố ở VQG Hoàng Liên và KBTTN Bát Xát (tỉnh Lào Cai). Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 5.000 km2, sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và trồng cây thảo quả (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc trong rừng thường xanh trên núi đất, ở độ cao 1.000-1.800 m, mọc xen lẫn cây gỗ và cây bụi. Thường bắt gặp trên sườn núi, hiếm khi gặp trên đỉnh núi trong rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả vào tháng 8-9.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Do cây có hoa đẹp nở vào mùa xuân nên loài này hiện có một số nơi sưu tầm trồng làm cảnh, vỏ cây dùng làm thuốc.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do phát cây bụi dưới tán rừng để trồng cây thảo quả.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Phục hồi quần thể trong tự nhiên, có thể tiến hành nhân giống bảo tồn loài này.
Tài liệu tham khảo
Bui H.Q., Tran D.B., Do V.H., Le N.H., Duong T.H., Nguyen T.T.H., Vu A.T. & Trinh N.H. (2021). Distribution characteristics of endemic and rare plants along the altitudinal gradient in Bat Xat Nature Reserve in Vietnam. Academia Journal of Biology, 43(4): 1-24.
Lu L.L., Boufford D.E. (2001). Bretschneideraceae. P. 197. In: Wu Z.Y. & Raven P.H. (Eds.). Flora of China. Vol. 8. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Sun W. (1998). Bretschneidera sinensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T32324A9697750. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1998.RLTS.T32324A9697750.en. Downloaded on 12 September 2021.
The Angiosperm Phylogeny Group (2016). An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification of the orders and families of flowering plants: APG IV. Botanical Journal of the Linnean Society, 181: 1-20.