Leptoptilos javanicus

Già đẫy java

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Tây Nam của Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

550

Thế giới

Tây Nam của Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Già đẫy java là loài chim định cư tương đối hiếm gặp tại miền Trung và miền Nam; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái, đặc biệt là các thủy vực; loài này cũng như bị bẫy bắt làm cảnh; ước tính kích cỡ quần thể < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Hancock (1993), Choudhury (2000) and BirdLife International (2001) đánh giá hiện trạng quần thể của loài khoảng 5,000 cá thể. Tuy nhiên, các điều tra gần đây ghi nhận tại Căm Pu Chia có khoảng 1,500-3,500 cặp (3,000-7,000) cá thể trưởng thành (Goes 2013, S. Mahood in litt. 2013). (Zöckler et al 2014; in litt) ghi nhận 1,200 cá thể trưởng thành tại Ấn Độ, 300 cá thể tại Ma Lai Xi A, 200-700 tại Nê Pan, 250-400 cá thể tại Myanma. Chính vì vậy, tổng quần thể loài dao động trong khoảng 5,500-10,000 cá thể trưởng thành (tương đương với 8,000-15,000 cá thể).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các vùng đầm lầy nước ngọt, ao hồ trong các khu rừng trống trải, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đất ngập nước nội địa.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 10-6, thường đẻ 2-4 trứng.

Thức ăn

Cá, bò sát lưỡng cư.

Sử dụng và buôn bán

Cá, bò sát lưỡng cư.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái sinh cảnh sống, quấy nhiễu do các hoạt động của con người; đôi khi bị săn bắt làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Già đẫy java có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Điều tra, giám sát quần thể loài tại Việt Nam; xây dựng kế hoạch bảo tồn loài, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2017). Leptoptilos javanicus (amended version of 2016 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species : e.T22697713A110481858. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-1.RLTS.T22697713A110481858.en. Accessed on 01 November 2022.
Choudhury A. (2005). First record of Lesser Adjutant Leptopilos javanicus for Bhutan. Forktail, 21: 164-165.
Chowdhury S.U. & Sourav S.H. (2012). Discovery of a Lesser Adjutant Leptoptilos javanicus breeding colony in Bangladesh. BirdingASIA: 57-59.
Gyawali N. (2004). Conservation fund reports of grant-assisted work: population status and habitat preferences of Lesser Adjutant in Royal Chitwan National Park, Nepal. BirdingASIA: 8-9.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Mishra A., Mandal J.N. & Ghosh T.K. (2004). Breeding of Lesser Adjuvant from an unexplored area of Kosi region of N Bihar. Newsletter for Birdwatchers, 44: 84.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Sharma S. (2006). Population status and distribution of Lesser Adjutant (Leptoptilus javanicus) in far-western lowland Nepal. Tigerpaper 33(4): 9-11.
Visal S. & Mahood S. (2015). Wildlife monitoring at Prek Toal Ramsar site, Tonle Sap Great Lake 2013 and 2014. Wildlife Conservation Society, Cambodia Program, Phnom Penh, pp.78-81.
Zöckler C., Zaw Naing T., Moses S., Nou Soe R. & Htin Hla T. (2014). The importance of the Myanmar Coast for Water Birds. Stilt, 66: 37-51.

Dữ liệu bên ngoài