Limnodromus semipalmatus

Choắt chân màng lớn

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông và Đài Loan), Bangladesh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Myanmar, Campuchia, Singapore, Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Úc Châu, lang thang qua châu Phi.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

C1

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Choắt chân màng lớn là loài chim di cư trú đông không phổ biến; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; đôi khi bị săn bắt làm thực phẩm; ước tính kích cỡ quần thể < 10.000 cá thể và dự đoán sẽ tiếp tục bị suy giảm khoảng 10% trong vòng 10 năm tới (tiêu chuẩn C1).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Theo (Brazil 2009) ước tính quần thể loài khoảng 23,000 cá thể trong đó có it hơn 10,000 cá thể di cư qua Trung Quốc, 50-1,000 di cư qua Nga và 100-10,000 cặp đôi sinh sản (Brazil 2009).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Đầm lầy, vùng triều ven biển, đất ngập nước, đất thấp, các ao nuôi trồng thuỷ sản gần rừng ngập mặn (thường kiếm ăn theo đàn Choắt mỏ thẳng đuôi đen).

Dạng sinh cảnh phân bố

Vùng bãi triều, đất ngập nước nội địa.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Giun nhiều tơ, ấu trùng côn trùng và động vật thân mềm.

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái sinh cảnh sống, quấy nhiễu do các hoạt động của con người; bị bẫy lưới cùng với các loài chim di cư khác.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Choắt chân màng lớn có tên trong Phụ lục II Công ước các loài di cư (CMS).

Đề xuất

Điều tra, giám sát quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2016). Limnodromus semipalmatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22693351A93397892. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22693351A93397892.en. Accessed on 01 November 2022.
Brazil M. (2009). Birds of East Asia: eastern China, Taiwan, Korea, Japan, eastern Russia. Christopher Helm, London, 156-163.
del Hoyo J., Elliott A. & Sargatal J. (1996). Handbook of the Birds of the World, vol. 3: Hoatzin to Auks. Lynx Edicions, Barcelona, Spain, Pp.197-201.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Johnsgard P.A. (1981). The plovers, sandpipers and snipes of the world. University of Nebraska Press, Lincoln, U.S.A. and London, 278-282.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Sripanomyom S., Round P.D., Savini T., Trisurat Y. & Gale G.A. (2011). Traditional salt-pans hold major concentrations of overwintering shorebirds in Southeast Asia. Biological Conservation, 144: 526-537.

Dữ liệu bên ngoài