Vanellus duvaucelii

Te cựa

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Bộ, đã từng ghi nhận tại Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

800

Thế giới

Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Ở Việt Nam, loài này phân bố khá rộng, tuy nhiên, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái; loài này đôi khi bị bẫy bắt làm thực phẩm; kích cỡ quần thể nhỏ và suy giảm, ước tính < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

(Wetlands International 2016) ước lượng có khoảng 1-25.000 cá thể được ghi nhận giai đoạn từ 1987-1991. (Wiersma and Kirwan 2016) đánh giá quần thể loài tối đa ở mức 15.000 cá thể. Chính vì vậy tổng quần thể loài có thể nằm trong khoảng dao động 10.000-19.999 cá thể trưởng thành tương đương với 15.000-29.999 cá thể.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các con sông lớn và vùng phụ cận.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đất ngập nước nội địa

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 3-6, thường đẻ 3-4 trứng.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm và bán con non.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động của con người như khai thác cát dọc các con sông, đánh bắt cá không bền vững; trứng và con non bị săn bắt làm thực phẩm.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Điều tra quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của loài; kiểm soát việc săn bắt trái pháp luật của loài này.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2016). Vanellus duvaucelii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22693992A93432617. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22693992A93432617.en. Accessed on 31 October 2022.
Claassen A.H. (2004). Abundance, distribution, and reproductive success of sandbar nesting birds below the Yali Falls hydropower dam on the Sesan River, northeastern Cambodia. WWF/Danida/ WCS/BirdLife International, Phnom Penh:77-89.
Delany S. & Scott D. (2006). Waterbird population estimates. Wetlands International, Wageningen, The Netherlands: 118-179.
Duckworth J.W. & Timmins R.J. (2013). Birds and large mammals. Pp. 50-94, 186-220. In: Ecological survey of the Mekong River between Louangphabang and Vientiane cities, Lao PDR, 2011-2012. IUCN, Vientiane, Lao PDR.
Duckworth J.W., Davidson P., Evans T.D., Round P.D. & Timmins R.J. (2002). Bird records from Laos, principally the upper Lao/Thai Mekong and Xiangkhouang province, in 1998-2000. Forktail, 18: 11-44.
Duckworth J.W., Timmins R.J. & Evans T.D. (1998). The conservation status of the River Lapwing Vanellus duvaucelii in Southern Laos. Biological Conservation, 84: 215-222.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Li Z.W.D, Bloem A., Delany S., Martakis G. & Quintero, J.O. (2009). Status of Waterbirds in Asia – Results of the Asian Waterbird Census: 1987-2007. Wetlands International, Kuala Lumpur, Malaysia: 13-77.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Wiersma P. & Kirwan G.M. (2016). River Lapwing (Vanellus duvaucelii). In: del Hoyo J., Elliott A., Sargatal J., Christie D.A. & de Juana E. (eds), Handbook of the Birds of the World Alive, Lynx Edicions, Barcelona: 137-146.

Dữ liệu bên ngoài