Esacus recurvirostris

Rẽ mỏ to

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Đông Bắc và Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Rẽ mỏ to là loài di cư tương đối hiếm, ghi nhận ở một số tỉnh như Nam Định, Bình Định, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu; kích cỡ quần thể nhỏ và bị suy giảm do mất và suy thoái sinh cảnh sống tại các địa điểm dừng chân, ô nhiễm rác thải và nguồn nước; kích cỡ quần thể ước tính < 10.000 cá thể, số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 1.000 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Quần thể loài hiện chưa được đánh giá nhưng được mô tả là phổ biến tại một số khu vực phân bố (Hume and Kirwan 2017).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các đụn cát ven biển, các bãi cát, bùn lầy dọc các con sông lớn, chủ yếu ở vùng đất thấp, hay kiếm ăn chiều muộn hoặc ban đêm.

Dạng sinh cảnh phân bố

Cồn cát ven biển (Sinh cảnh 13.3)

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 2-8, thường đẻ 2 trứng.

Thức ăn

Các loài thuỷ sinh, giáp xác.

Sử dụng và buôn bán

Chưa ghi nhận.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài, quấy nhiễu do các hoạt động của con người.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong VQG Xuân Thủy nên được bảo vệ.

Đề xuất

Điều tra quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của loài ở các bãi sông lớn ở vùng đồng bằng ven biển.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2017). Esacus recurvirostris. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22693604A118013237. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T22693604A118013237.en. Accessed on 31 October 2022.
Duckworth J.W., Salter R.E. & Khounboline K. (1999). Wildlife in Lao PDR: 1999 Status Report. IUCN, Vientiane, Laos: 45-57.
Duckworth J.W. & Timmins R.J. (2013). Birds and large mammals. Pp. 50-94, 186-220. In: IUCN (ed.), Ecological survey of the Mekong River between Louangphabang and Vientiane cities, Lao PDR, 2011-2012. IUCN, Vientiane, Lao PDR.
Hume R. & Kirwan G.M. (2017). Great Thick-knee (Esacus recurvirostris). Pp.178-231. In: del Hoyo J., Elliott A., Sargatal J., Christie D.A. & de Juana, E. (ed.), Handbook of the Birds of the World Alive (retrieved from http://www.hbw.com/node/53773 on 03 June 2021). Lynx Edicions, Barcelona..
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Robson C., Roddis S. & Loseby T. (2016). From the field. BirdingASIA, 25: 122-128.
Thewlis R.M., Timmins R.J., Evans T.D., Duckworth J.W. (1998). The conservation status of birds in Laos, 8 (supplement). Bird Conservation International: 33-71.

Dữ liệu bên ngoài