Grus antigone

Sếu đầu đỏ

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

1000

Thế giới

Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Úc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ac + D

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Tại Việt Nam, Sếu đầu đỏ chỉ ghi nhận phân bố ở một vài địa điểm ở miền Nam; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động canh tác nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước do thuốc bảo vệ thực vật và cạn kiệt nguồn thức ăn; kết quả điều tra trong giai đoạn 2000-2020, quần thể bị suy giảm trên 90% trong vòng 20 năm qua (từ 600-800 cá thể những năm 2000 xuống 3 cá thể năm 2020) (tiêu chuẩn A2ac); số lượng cá thể trưởng thành ước tính < 50 (tiêu chuẩn D).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tổ chức đất ngập nước Quốc Tế đánh giá quần thể loài vào khoảng 8,000-10,000 cá thể tại Ấn Độ, Nê Pan và Pa Kít Tan, 800-1,000 tại Đông Dương, 500-800 tại Myanma (Wetlands International Specialist Groups 2006). Garnett and Crowley 2000 và R. Jaensch in litt. 2005 ước tính có khoảng 10,000 cá thể trưởng thành sinh sản tại Úc Châu. Chính vì vậy, tổng quần thể ước tính nằm trong khoảng 19,000-21,800, tương đương với 13,000-15,000 cá thể trưởng thành.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống tại các khu vực đồng cỏ đầm lầy, cánh đồng lúa nước.

Dạng sinh cảnh phân bố

Trảng cỏ ngập nước theo mùa

Đặc điểm sinh sản

Sống tại các khu vực đồng cỏ đầm lầy, cánh đồng lúa nước.

Thức ăn

Củ năng, côn trùng, lưỡng cư.

Sử dụng và buôn bán

Đã từng bị săn bắt làm cảnh.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động canh tác nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và cạn kiệt nguồn thức ăn.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sếu đầu đỏ có tên trong Phụ lục II CITES, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ; đã có chương trình giám sát quần thể của Hội Sếu Quốc tế (ICF).

Đề xuất

Tiến hành giám sát quần thể của loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống tại các điểm dừng chân loài của ở các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang.

Tài liệu tham khảo

Anon (2002). New protected area proposed for sarus cranes. The Babbler: BirdLife in Indochina, 1(2): 10.
Anon (2003). A strategy workshop for sustainable development and biodiversity conservation on the Ha Tien plain. The Babbler: BirdLife in Indochina, 2(2): 6.
Anon (2006). Protected area plans for Sarus Crane reserve at Kampong Trach (KH040) take shape. The Babbler: BirdLife in Indochina, 3(1): 23-24.
Archibald G.W., Sundar K.S.G. & Barzen J. (2003). A review of the three subspecies of Sarus Cranes Grus antigone. Journal of Ecological Society, 16: 5-15.
BirdLife International (2016). Antigone antigone. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22692064A93335364. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22692064A93335364.en. Accessed on 31 October 2022.
Garnett S.T. & Crowley G.M. (2000). The action plan for Australian birds 2000. Environment Australia, Canberra.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Kaur J., Nair A. & Choudhury B.C. (2008). Conservation of the vulnerable Sarus Crane Grus antigone antigone in Kota, Rajasthan, India: a case study of community involvement. Oryx, 42(3): 452-455.
Khacher L. (2006). The Sarus Crane Grus antigone is on its way out. Indian Birds, 2(6): 168-169.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Siri-Arunrat B. (2009). Return of the Eastern Sarus Crane: Grus antigone: episode 2. Bird Conservation Society of Thailand Bulletin, 26(1): 18.
Sundar K.S.G. (2009). Are rice paddies suboptimal breeding habitat for Sarus Cranes in Uttar Pradesh, India? Condor, 111(4): 611-623.
Sundar K.S.G. & Choudhury B.C. (2001). A note on Sarus Crane Grus antigone mortality due to collision with high-tension power lines. Journal of the Bombay Natural History Society, 98: 108-110.
Sundar K.S.G., Kaur J. & Choudhury B.C. (2000). Distribution, demography and conservation status of the Indian Sarus Crane (Grus antigone antigone) in India. Journal of the Bombay Natural History Society, 97(3): 319-339.

Dữ liệu bên ngoài