Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1220
Thế giới
Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Malaysia, Indonesia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, loài này mới chỉ ghi nhận 1 cá thể ở VQG Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk) vào năm 2003; từ đó chưa ghi nhận lại, có thể sinh cảnh tại các điểm dừng chân không còn phù hợp; nơi cư ngụ tạm thời và kiếm ăn của loài bị tác động do các hoạt động của con người như khai thác cá thiếu kiểm soát tại các con sông, hồ lớn trong rừng; ước tính kích cỡ quần thể tại Việt Nam < 50 cá thể (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Quần thể loài được đánh giá suy giảm nghiêm trọng, ước lượng quẩn thể toàn cầu còn khoảng 1.000 cá thể (J. C. Eames in litt. 2007). Chính vì vậy quần thể loài được liệt kê trong khoảng từ 1.000-2.499 cá thể, tương đương với 667=1.666 cá thể trưởng thành (làm tròn 600-1.700).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống tại các khu vực đất ngập nước (hồ, sông, suối lớn) trong các khu vực rừng thường xanh, rừng ngập mặn, đầm lầy.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đất ngập nước nội địa
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 2-10, thường đẻ 5-7 trứng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động khai thác, quấy nhiễu của con người.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Chân bơi có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Điều tra quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của loài.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2001). Threatened birds of Asia: the BirdLife International Red Data Book. BirdLife International, Cambridge, U.K.:3038 pp.
BirdLife International (2022). Heliopais personatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22692181A181604713. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2022-1.RLTS.T22692181A181604713.en. Accessed on 31 October 2022.
Gani M.O. (2005). Distribution of Masked Finfoot Heliopais personata in the Sundarbans Reserved Forest of Bangladesh. Journal of the Bombay Natural History Society, 102: 112-114.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Mulligan B., Vann R., Visal S., Han S. & Goes F. (2012). The status of masked finfoot in Cambodia. Cambodian Journal of Natural History, 2012: 13-28.
Neumann-Denzau G., Mansur E.F. & Mansur R. (2008). Nests, eggs, hatchlings and behaviour of the Masked Finfoot Heliopais personatus from the Sundarbans in Bangladesh, with first nesting observations. Forktail: 92-99.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Shepherd C.R. (2006). Some recent behavioural observations of Masked Finfoot Heliopais personata (Gray 1849) in Selangor Darul Ehsan, Peninsular Malaysia. BirdingASIA: 69-71.
Verma A. & Mathur V.B. (2006). First record of Masked Finfoot Heliopais personata from Kama, Bharatpur District, north-west India. BirdingASIA, 11: 72.