Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Nam Bộ (Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ô tác trước đây được ghi nhận ở một số tỉnh miền Nam; tuy nhiên hơn 30 năm không ghi nhận lại ở Việt Nam, kích cỡ quần thể rất nhỏ và bị suy giảm do sinh cảnh sống bị thu hẹp và tác động bởi các hoạt động sản xuát nông nghiệp, ô nhiễm môi trường; số lượng cá thể trưởng thành ước tính < 50 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
(Gray et al. 2009a) ước tính quần thể loài tại Căm Pu Campuchia vào khoảng 249 cá thể đực trưởng thành hay khoảng 600 cá thể. Các ghi nhận gần đây đánh giá tồng quần thể tại Campuchia Căm Pu Chia là 432 cá thể (C. Packman in litt. 2013, Packman et al. 2014). 75-96 cá thể tại Nê Pan (Baral et al. 2013). Tại Ấn Độ ghi nhận hơn 100 cá thể đực (A. Rahmani in litt. 2016). Từ các số liệu trên, tổng quần thể loài ước lượng nằm trong khoảng từ 250-999 cá thể trưởng thành, tương đương 375-1,499 cá thể (làm tròn từ 350-1,500 cá thể) (IUCN, 2021).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống tại các vùng đồng cỏ gần nơi canh tác.
Dạng sinh cảnh phân bố
Trảng cỏ ngập nước khô và theo mùa (Sinh cảnh 4.5 và 4.6)
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 3-9, làm tổ dưới đất, thường đẻ 2 trứng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin
Mối đe dọa
Mất sinh cảnh sống, săn bắn, ô nhiễm thức ăn, quấy nhiễu do các hoạt động của con người.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Ô tác có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn (VQG Tràm Chim) nên được bảo vệ.
Đề xuất
Điều tra tổng thể quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ sinh cảnh sống của loài ở vùng phân bố; phục hồi quần thể trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2018). Houbaropsis bengalensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22692015A130184896. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T22692015A130184896.en. Accessed on 31 October 2022.
Brahma N. & Lahkar B.P. (2009). Preliminary survey of the Bengal Florican Houbaropsis bengalensis in four protected areas of North Bank Landscape, Assam. Rhino Foundation Newsletter and Journal, 8: 45-47.
Eames J.C. (2007). Conserving Bengal Floricans and improving rural livelihoods at the Tonle Sap, the world’s largest floodplain lake, Cambodia. The Babbler: BirdLife in Indochina, 2: 25-27.
Evans T., van Zalinge R., Hong C., Ro B., Seng K. & Packman C. (2009). Bengal Floricans in the Tonle Sap floodplain: 2007/8 monitoring report: 45-97.
Gray T.N.E., Chamnan H., Borey R., Collar N.J. & Dolman P.M. (2007). Habitat preferences of a globally threatened bustard provide support for community-based conservation in Cambodia. Biological Conservation, 138: 341-350.
Gray T.N.E., Chamnan H., Collar N.J. & Dolman P.M. (2009). Sex-specific habitat use by a lekking bustard: conservation implications for the critically endangered Bengal Florican (Houbaropsis bengalensis) in an intensifying agroecosystem. The Auk, 126(1): 112-122.
Gray T.N.E., Collar N.J., Davidson P.J.A., Dolman P.M., Evans T.D., Fox H.H., Chanman H., Borey R., Hout S.K. & van Zalinge R.N. (2009). Distribution, status and conservation of the Bengal Florican Houbaropsis bengalensis in Cambodia. Bird Conservation International, 19(1): 1-14.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Mahood S.P., Silva J.P., Dolman P.M. & Burnside R.J. (2018). Proposed power transmission lines in Cambodia constitute a significant new threat to the largest population of the Critically Endangered Bengal florican Houbaropsis bengalensis. Oryx, 52(1): 147-155.
Packman C.E., Gray T.N.R., Collar N.J., Evans T.D., Van Zalinge R.N., Virak S., Lovett A.A. & Dolman P.M. (2013). Rapid loss of Cambodia’s grasslands. Conservation Biology, 27(2): 245-247.
Packman C.E., Showler D.A., Collar N.J., Virak S., Mahood S.P., Handschuh M., Evans T.D., Chamnan H. & Dolman P.M. (2014). Rapid decline of the largest remaining population of Bengal Florican Houbaropsis bengalensis and recommendations for its conservation. Bird Conservation International, 24(4): 429-437.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
van Zalinge R., Evans T., Hong C., Ro B. & Packman C. (2009). Bengal Floricans in the integrated farming and biodiversity areas. The Babbler: BirdLife in Indochina: 27-28.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm