Mareca falcata

Vịt lưỡi liềm

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Đông Bắc, Trung Trung Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

1400

Thế giới

Mông Cổ, Nga, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Hồng Kông, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Vịt lưỡi liềm là loài chim di cư, ghi nhận ở một số địa điểm ở miền Bắc và miền Trung; kích cỡ quần thể nhỏ và bị suy giảm do sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái (các sinh cảnh sống bị biến đổi thành đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản và ô nhiễm nguồn nước; ước tính kích cỡ quần thể < 10.000 cá thể trú đông và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 1.000 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Các thông tin trước đây ước tính quần thể loài khoảng 35,000 cá thể. Tuy nhiên, (Lei và Barter in litt 2007) đánh giá tổng quần thể cao hơn và ở mức >89,000 cá thể, trong đó quần thể ghi nhận chủ yếu là các cá thể ngoài mùa sinh sản tại Trung Quốc (khoảng 78,000), Nhật Bản (khoảng 9,000) và Hàn Quốc (khoảng 2,000 cá thể) (Wetlands International 2002; Lei and Barter in litt. 2007).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Hồ, các đầm lầy ở vùng đất thấp.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đất ngập nước nội địa, vùng cửa sông

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 5-7.

Thức ăn

Cá, các loài sinh vật thuỷ sinh.

Sử dụng và buôn bán

Chưa ghi nhận.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Kiểm soát tình trạng bẫy bắt chim trong mùa di cư; bảo tồn các sinh cảnh trú đông còn tồn tại ở miền Bắc và miền Trung.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2016). Mareca falcata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22680153A92846435. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22680153A92846435.en. Accessed on 30 October 2022.
del Hoyo J., Collar N.J., Christie D.A., Elliott A. & Fishpool L.D.C. (2014). HBW and BirdLife International Illustrated Checklist of the Birds of the World. Volume 1: Non-passerines. Lynx Edicions BirdLife International, Barcelona, Spain and Cambridge, UK, 133-146.
Le H.M., Nguyen T.D., Tordoff A.W. & Vu P.H. (2002). Rapid field survey of the Coastal Zone of Quang Ninh, Vietnam. A technical report to BirdLife International Vietnam Programme and the Institute of Ecology and Biological Resource, 43 pp..
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Lu J. (1993). The utilisation of migratory wildfowl in China. In: Moser M., Prentice R.C. & van Vessem J. (ed.): Waterfowl and wetland conservation in the 1990s – a global perspective, Pp. 90-92, in International Waterfowl and Wetlands Research Bureau, Slimbridge, U.K.
Nguyen D.T., Le M.H., Le T.T., Ha Q.Q., Nguyen Q.B. & Richard T. (2006). Conservation of Key Coastal Wetland Sites in the Red River Delta: An Assessment of IBAs 10 years on. Conservation Report Number 30. Birdlife International Vietnam Programme, 41 ppp.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.

Dữ liệu bên ngoài