Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Mông Cổ, Nga, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông và Đài Loan), Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Triều Tiên, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(ii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này cực kỳ hiếm gặp tại Việt Nam và chỉ ghi nhận trú đông tại Đông Bắc, trong 30 năm qua chỉ ghi nhận 1 cá thể của loài này tại Hải Phòng vào năm 2021 và 4 cá thể tại VQG Xuân Thuỷ (tỉnh Nam Định) vào năm 2023. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái, nguồn thức ăn bị suy giảm. Tại Việt Nam, số lượng cá thể trưởng thành ước tính < 50 (tiêu chuẩn C2a(ii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Wang et al. (2012) đánh giá quần thể loài dưới 1.000 cá thể và nằm trong khoảng 250-999 cá thể, tương đương 167-666 (làm tròn 150-700 cá thể trưởng thành).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Hồ, các đầm lầy ở vùng đất thấp.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đất ngập nước nội địa, vùng cửa sông
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Cá và các loài thuỷ sinh vật.
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn giảm sút.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vịt đầu đen có tên trong Phụ lục I Công ước di cư Quốc Tế (CMS); kế hoạch hành động bảo tồn loài cấp Quốc Tế dọc đường bay Đông Á- Úc Châu; và có tên trong Nghị định số 84/2021/ NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh ở điểm dừng chân của loài nằm trong VQG Xuân Thủy nên được bảo vệ.
Đề xuất
Kiểm soát tình trạng bẫy bắt chim trong mùa di cư, bảo tồn các sinh cảnh trú đông còn tồn tại; tham gia các hoạt động trong kế hoạch bảo tồn loài quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Aung T.D.W., Naing T.Z., Moses S., Win L., Tun A.M., Zaw T.S. & Chan S. (2016). Monitoring an assessment of the wintering population of Baer’s Pochard in central Myanmar. Biodiversity And Nature Conservation Association: 55-67.
BirdLife International (2019). Aythya baeri. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22680384A154436811. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T22680384A154436811.en. Accessed on 31 October 2022.
Chowdhury S.U., Lees A.C. & Thompson P.M. (2012). Status and distribution of the endangered Baer’s Pochard Aythya baeri in Bangladesh. Forktail, 28: 57-61.
Hearn R.D. (2015a). The troubled Baer’s Pochard Aythya baeri: cause for a little optimism? BirdingASIA, 24: 78-83.
Hearn R.D. (2015b). International Single Species Action Plan for the Conservation of the Baer’s Pochard Aythya baeri. CMS Technical Series 7, EAAFP Technical Series, 9: 89-97.
Hearn R., Tao X. & Hilton G. (2013). A species in serious trouble: Baer’s Pochard Aythya baeri is heading for extinction in the wild. BirdingASIA, 19: 63-67.
Le H.M., Nguyen T.D., Tordoff A.W. & Vu P.H. (2002). Rapid field survey of the Coastal Zone of Quang Ninh, Vietnam. A technical report to BirdLife International Vietnam Programme and the Institute of Ecology and Biological Resource, 43 ppp.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Lu Q., Li S. & Tao X. (2015). Baer’s Pochard Aythya baeri: breeding in central Yangtze region, China. BirdingASIA, 24: 84-86.
MaMing R., Zhang T., Blank D., Ding P. & Zhao X. (2012). Geese and ducks killed by poison and analysis of poaching cases in China. Goose Bulletin 11: 2-11.
Nguyen D.T, Le M.H, Le T.T, Ha Q.Q, Nguyen Q.B & Richard T. (2006). Conservation of Key Coastal Wetland Sites in the Red River Delta: An Assessment of IBAs 10 years on. Conservation Report Number 30. Birdlife International Vietnam Programme, 41 pp.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Wang X., Barter M., Cao L., Lei J. & Fox A.D. (2012). Serious contractions in wintering distribution and decline in abundance of Baer’s Pochard Aythya baeri. Bird Conservation International, 22: 121-127.