Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1400
Thế giới
Ấn Độ, Bhutan, Myanmar, Bangladesh, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ngan cánh trắng được ghi nhận ở Việt Nam lần gần đây nhất vào năm 2003 với 2 cá thể tại VQG Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Số lượng cá thể ghi nhận ở Việt Nam < 50 và trong 20 năm qua chưa có ghi nhận lại chính thức nên dự đoán quần thể đã bị suy giảm rất nghiêm trọng hoặc không còn sinh cảnh phù hợp ở những địa điểm phân bố trước đây Yok Đôn (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiện chưa có các đánh giá tổng thể về quần thể loài, (A. Choudhury in litt. 2007) ước lượng quần thể tại Ấn Độ vào khoảng 450 cá thể. [H. Yahya in litt. 2016] đánh giá quần thể tại Myanma và Căm Pu Chia dưới 100 cá thể. (J. C. Eames in litt. 2007) ước lượng tại In Đô Nê Xi A dưới 150 cá thể. Tổng hợp các ghi nhận quần thể loài hiện nằm trong khoảng từ 250-999 cá thể trưởng thành, tương đương với 375-1,499 cá thể (làm tròn 350-1,500 cá thể).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống tại các đầm lầy, ao, sông suối nhỏ bên trong rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đầm lầy nhiệt đới, đất ngập nước nội địa.
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 3-9, làm tổ trên cây ở độ cao từ 2-6 m so với mặt đất, thường đẻ từ 6-13 trứng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái, ô nhiễm nguồn nước cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của loài trong tự nhiên.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Ngan cánh trắng có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Phân bố của loài có một phần nằm trong VQG Yok Đôn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Đánh giá hiện trạng quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ sinh cảnh sống và phục hồi quần thể trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2001). Threatened birds of Asia: the BirdLife International Red Data Book. BirdLife International, Cambridge, U.K., 3038 pp.
BirdLife International (2017). Asarcornis scutulata (amended version of 2016 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22680064A110103586. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-1.RLTS.T22680064A110103586.en. Accessed on 30 October 2022.
Choudhury A. (2007). White-winged Duck Cairina (Asacornis) scutulata and Blue-tailed Bee-eater Merops philippinus: two new country records for Bhutan. 153-155. Forktail, 11: 153-155.
Das N. & Deori S. (2011). Occurrence of White-winged Wood Duck (Cairina scutulata) in forest ecology of Nameri National Park, Assam (India). Tigerpaper, 38: 8-16.
del Hoyo J., Collar N.J., Christie D.A., Elliott A. & Fishpool L.D.C. (2014). HBW and BirdLife International Illustrated Checklist of the Birds of the World. Volume 1: Non-passerines. Lynx Edicions BirdLife International, Barcelona, Spain and Cambridge, UK, 341-372.
Green A.J. (1993a). The biology of the White-winged Duck Cairina scutulata. Forktail, 6: 65-82.
Green A.J. (1993b). Status and habitat of the White-winged Duck Cairina scutulata. Bird Conservation International, 3: 119-144.
Green A.J., Hughes B., Callaghan D. (2005). White-winged Duck Cairina scutulata. In: Kear J. (ed.), Ducks, geese and swans. Volume 2, pp. 455-459. Oxford University Press, Oxford, UK.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Tordoff A.W., Appleton T., Eames J.C., Eberhardt K., Htin H., Khin M.M. T., Sao M.Z. & Sein M.A. (2007). Avifaunal surveys in the lowlands of Kachin State, Myanmar, 2003-2005. Natural History Bulletin of the Siam Society, 55(2): 235-306.
Yahya H.S.A. (1994a). A Survey of the White-winged Wood Duck, Carina scutulata in India. IWRB TWRG Newsletter, 5: 7-8.
Yahya H.S.A. (1994b). Status of the White-winged Wood Duck Cairina scutulata and its conservation priorities in India. British Ecological Society Bulletin, 25: 17-22.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm