Pavo muticus

Công

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Cuông, Công má vàng.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

915

Thế giới

Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd; C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Công phân bố khá rộng ở Trung Bộ và Nam Bộ, tuy nhiên, vùng phân bố bị thu hẹp và chia cắt; sinh cảnh sống bị suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản và phát triển cơ sở hạ tầng; loài này cũng bị săn bắt cạn kiệt để làm thực phẩm và làm cảnh; ước tính kích cỡ quần thể đã bị suy giảm hơn 50% trong 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd); quần thể nhỏ, phân tán, ước tính < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Các ghi nhận, điều tra mới gần đây đã ước lượng số lượng quần thể loài dao động từ 10,000-19,999 cá thể trưởng thành, tương đương với 15,000-29,999 tổng số cá thể (làm tròn 15,000-30,000 cá thể) (IUCN, 2021).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá nơi trống trải, rừng thứ sinh, bìa rừng, tre nứa.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh đất thấp, rừng khô nhiệt đới.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản vào tháng 3-10, thường đẻ 3-8 trứng. Mùa thay lông vào tháng 6 và tháng 11.

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là các loại quả cây, hạt ngũ cốc, hạt cỏ dại, côn trùng, giun đất, ngoé, nhái.

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm và làm cảnh.

Mối đe dọa

Loài này bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm và làm cảnh; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do các hoạt động canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản và phát triển cơ sở hạ tầng.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Công có tên trong Phụ lục II CITES, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn loài, kiểm soát chặt tình trạng săn bắt, phá huỷ sinh cảnh sống; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2001). Threatened birds of Asia: the BirdLife International Red Data Book. BirdLife International, Cambridge, U.K., 3038 pp.
BirdLife International (2018). Pavo muticus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22679440A131749282. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T22679440A131749282.en. Accessed on 30 October 2022.
Brickle N.W. (2002). Habitat use, predicted distribution and conservation of green peafowl (Pavo muticus) in Dak Lak Province, Vietnam. Biological Conservation, 105(2): 189-197.
Eames J.C., Lambert F.R. & Nguyen, C. (1994). Pheasants in the Annamese Lowlands, Vietnam. Bird Conservation International, 4(4): 343-382.
Gray T.N.E., Pollard E.H.B., Evans T.D., Goes F., Grindley M., Omaliss K., Nielsen P.H. Sambovannak O., Channa P. & Sophoan S. (2014). Birds of Mondulkiri, Cambodia: distribution, status and conservation. Forktail, 30: 66-78.
Loveridge R., Kidney D., Ty S., Eang S, Eames J.C. & Borchers D. (2017). First systematic survey of green peafowl Pavo muticus in northeastern Cambodia reveals a population stronghold and preference for disappearing riverine habitat. Cambodian Journal of Natural History, 2: 157-167
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Phan C., Prum S. & Gray T.N.E. (2010). Recent camera-trap records of globally threatened species from the Eastern Plains Landscape, Cambodia. Cambodian Journal of Natural History, 2010: 89-93.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Sukumal N., Dowell S.D. & Savini T. (2017). Micro-habitat selection and population recovery of the Endangered Green Peafowl Pavo muticus in western Thailand: implications for conservation guidance. Bird Conservation International, 27: 414-430.
Sukumal N., McGowan P.J.K. & Savini T. (2015). Change in status of green peafowl Pavo muticus (Family Phasianidae) in Southcentral Vietnam: A comparison over 15 years. Global Ecology and Conservation, 3: 11-19.
Tordoff A.W., Appleton T., Eames J.C., Eberhardt K., Htin Hla, Khin M.M.T., Sao M.Z. & Sein M.A. (2007). Avifaunal surveys in the lowlands of Kachin State, Myanmar, 2003-2005. Natural History Bulletin of the Siam Society, 55(2): 235-306.

Dữ liệu bên ngoài