Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên (Le et al. 2022).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
20
Độ cao ghi nhận cao nhất
500
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A3cd + C1
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trước đây, Cheo cheo việt nam được ghi nhận ở Khánh Hòa và Gia Lai (Kuznetsov & Borissenko 2004). Trong giai đoạn 2017-2022, các nghiên cứu ở Nam Trung Bộ chỉ ghi nhận ba quần thể ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên; các nghiên cứu gần đây không ghi nhận lại loài này ở các tỉnh Tây Nguyên (Nguyen et al. 2019, Le et al. 2022). Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản. Loài này bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Đánh giá hiện trạng (thông tin đánh giá về kích cỡ quần thể, mật độ,…, nếu có): Không có thông tin chính xác về kích thước quần thể và mật độ. Hiện tại chỉ mới ghi nhận được ba quần thể nhỏ và các quần thể này hoàn toàn bị cô lập với nhau (SIE, GreenViet, Re:wild và Leibniz-IZW 2022, dữ liệu chưa công bố). Tỷ lệ hình ảnh ghi nhận được loài bằng bẫy ảnh (camera trapping photographic rate) ở cả ba khảo sát có ghi nhận loài đều dưới 10% (Le et al., 2022), gợi ý mật độ tương đối thấp (Rovero & Marshall, 2009) của Cheo cheo Việt Nam so với các loài chim và thú kiếm ăn trên mặt đất khác trong cùng sinh cảnh. Thông tin trao đổi với người dân địa phương ở Ninh Thuận cho thấy “cách đây 10 năm, loài đã từng rất phổ biến và dễ săn bắt” (pers. comm., 09/11/2022).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sinh cảnh sống của loài là rừng khô hoặc bán khô hạn ven biển (Le et al. 2022). Chưa ghi nhận ở rừng kín thường xanh và bán thường xanh như công bố của Kuznetsov & Borissenko (2004). .
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng khô nhiệt đới
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Lá non và quả rụng trên nền rừng.
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt cạn kiệt để làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt làm thực phẩm. Sinh cảnh sống của loài là rừng khô hạn và bán khô hạn ven biển Nam Trung Bộ có diện tích nhỏ và bị phân mảnh, bị suy thoái do tác động của cháy rừng, sản xuất nông nghiệp và khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm IIB, Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Đề xuất đưa loài này vào danh mục loài ưu tiên bảo vệ. Bảo vệ sinh cảnh rừng khô hạn và bán khô hạn ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ; cấm săn bắt; thực hiện các giải pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên và nhân nuôi bảo tồn chuyển chỗ.
Tài liệu tham khảo
IslandKuznetsov G.V. & Borissenko A.V. (2004). A new record of Tragulus versicolor (Artiodactyla, Tragulidae) from Vietnam, and its sympatric occurrence with T. kanchil. Russian Journal of Theriology, 3(1): 9-13.
Le T.Q., Nguyen A., Tran V.B., Tilker A., Hoang Q.H., A Siu & Wiltings A. (2022):). Habitat association and distribution of Silver-backed chevrotain Tragulus versicolor in southern Vietnam and implications for species conservation. Twenty-third Student Conference on Conservation Science, University of Cambride, United Kingdom, pp. 29-31.
Meijaard E. & Groves C.P. (2004). A taxonomic revision of the Tragulus mouse-deer (Artiodactyla). Zoological Journal of the Linnean Society, 140(1): 63-102.
Nguyen A., Tran V.B., Hoang M.D., Nguyen T.A.M., Nguyen D.T., Tran V.T., Long B., Meijaard E., Holland J., Tilker A. & Wilting A. (2019). Camera-trap evidence that the silver-backed chevrotain Tragulus versicolor remains in the wild in Vietnam. Nature Ecology and Evolution, 3(12): 1650-1654.
Thomas O. (1910). LXXIV. Three new Asiatic mammals. Annals and Magazine of Natural History, 5(30): 534-536.
Timmins R.J., Duckworth J.W. & Meijaard E. (2015). Tragulus versicolor. The IUCN Red List of Threatened Species 2015: e.T136360A61978789. Accessed on 02 March 2023.