Mops plicatus

Dơi thò đuôi

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Bắc Kạn (Ba Bể), Phú Thọ (Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lạng Sơn, Hà Tĩnh (Hương Sơn), Quảng Trị (Khe Sanh), Đồng Nai (Định Hoá) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

6

Độ cao ghi nhận cao nhất

300

Thế giới

Bắc Kạn (Ba Bể), Phú Thọ (Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lạng Sơn, Hà Tĩnh (Hương Sơn), Quảng Trị (Khe Sanh), Đồng Nai (Định Hoá) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này được ghi nhận ở các tỉnh Bắc Kạn, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đồng Nai và thành phố Hà Nội. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng và khai thác lâm sản. Quần thể bị suy giảm do bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán ở một số địa phương. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm hơn 50% trong khoảng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Đánh giá hiện trạng: suy giảm do hoạt động săn bắt trái phép làm thức ăn và buôn bán ở một số địa phương.Kích cỡ quần thể: suy giảm khoảng 60% từ 2011 đến 2021. Độ phong phú: Hiếm gặp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Hang động và sinh cảnh rừng thuộc hệ sinh thái núi đá vôi và núi đất (Soisook 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Ở trong hang động và kiếm ăn ở nhiều sinh cảnh khác nhau.

Đặc điểm sinh sản

Mỗi năm, đẻ một lứa, mỗi lứa thường sinh 1 con (Soisook 2019).

Thức ăn

Các loài động vật không xương sống (Soisook 2019).

Sử dụng và buôn bán

Sắn bắt làm thức ăn và buôn bán làm thực phẩm ở một số địa phương.

Mối đe dọa

Mất sinh cảnh sống do sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên làm đất canh tác nông nghiệp. Săn bắt làm thức ăn và buôn bán nhỏ lẻ ở một số địa phương.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn và phòng chống nguy cơ dịch bệnh do hoạt động săn bắt, nuôn bán hoặc tiêu thụ thịt dơi.

Tài liệu tham khảo

Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Csorba G., Bumrungsri S., Francis C., Bates P., Ong P., Gumal M., Kingston T., Heaney L., Balete D.S., Molur S. & Srinivasulu C. (2020). Chaerephon plicatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T4316A22018444. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T4316A22018444.en. Accessed on 16 May 2023. Accessed on 18 March 2023.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam and Adjacent Territories: an Identification Manual. Hanoi, Vietnam and Moscow, Russia, 300 pp.
Soisook P. (2019). Chaerephon plicatus. P. 650. In: Wilson D.E. & Mittermeier R.A. (eds.) Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.
Vu D.T., Limbert H, Limbert D. (2022). First Records of Bats (Mammalia: Chiroptera) from the World’s Largest Cave in Vietnam. Diversity, 14(7): 534. https://doi.org/10.3390/d14070534

Dữ liệu bên ngoài