Thainycteris aureocollaris

Dơi muỗi cổ vàng

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Tuyên Quang (Na Hang), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Kruskop 2013).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

200

Độ cao ghi nhận cao nhất

2000

Thế giới

Thái Lan, Lào, Trung Quốc (Francis & Csorba 2020).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do mất sinh cảnh sống bởi các hoạt động khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và đường giao thông. Kích cỡ quần thể ước tính < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Chưa có dẫn liệu về kích cỡ quần thể của loài dơi này. Những kết quả đã công bố ghi nhận được loài dơi này ở hệ sinh thái rừng tự nhiên. Ở Việt Nam, mặc dù đã được ghi nhận ở các khu vực khác nhau nhưng mỗi khu vực chỉ ghi nhận được 1 cá thể.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Dơi muỗi cổ vàng sinh sống trong rừng thường xanh trên vùng đồi hoặc núi, thường ghi nhận gần các thuỷ vực (Moratelli & Burgin 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng tự nhiên và một số sinh cảnh khác

Đặc điểm sinh sản

Chưa có những số liệu chính xác về thời gian sinh sản của loài dơi này. (Huang và cộng sự, 2020).

Thức ăn

Chưa có dẫn liệu về thức ăn của loài dơi này (Francis & Csorba, 2020).

Sử dụng và buôn bán

Chưa có dẫn liệu.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và khai thác lâm sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn dơi.

Tài liệu tham khảo

Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Francis C.M. & Csorba G. (2020). Thainycteris aureocollaris. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T40031A22063116. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T40031A22063116.en. Accessed on 18 March 2023.
Haslauer R. (2019). Thainycteris aureocollaris. Pp. 826-827. In: Wilson D.E. & Mittermeier R.A. (eds.) Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.
Moratelli R. & Burgin C.J. (2019). Family Vespertilionidae (Vesper Bats). Pp. 716-982. In: Wilson D.E. & Mittermeier R.A. (eds.) Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.

Dữ liệu bên ngoài