Ia io

Dơi i ô

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lào Cai (Hoàng Liên), Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Kạn (Ba Bể, Kim Hỷ), Lạng Sơn (Hữu Liên), Sơn La, Phú Thọ (Xuân Sơn), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021, Vu et al. 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan (Rodriguez-Herrera 2019, Jiang & Feng 2020).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố rộng từ Lào Cai vào đến Thừa Thiên Huế. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển du lịch; loài này cũng bị săn bắt làm thực phẩm ở một số địa phương; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Đánh giá hiện trạng: suy giảm do hiện tượng săn bắt, khai thác hang động phục vụ du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống trong hang động và kiếm ăn dưới tán rừng nguyên sinh và thứ sinh trên núi đá vôi và vùng phụ cận (Rodriguez-Herrera 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sinh sống trong những sinh cảnh thuộc vùng cảnh quan hệ sinh thái núi đá vôi

Đặc điểm sinh sản

Những cá thể cái trưởng thành mang thai trong khoáng tháng 4 (Rodriguez-Herrera 2019).

Thức ăn

Ăn nhiều loại động vật không xương sống (cánh cứng, cánh nửa, cánh vảy, cánh thẳng, cánh màng) và có xương sống cỡ nhỏ (chim) (Rodriguez-Herrera 2019).

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm ở một số địa phương.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, phát triển du lịch ở các hang động đá vôi. Loài này bị săn bắt trái phép làm thức ăn và buôn bán nhỏ lẻ ở một số địa phương.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn dơi, bảo vệ sinh cảnh sống của loài, không săn bắt hoặc ăn thịt dơi nhằm góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và phòng chống nguy cơ lây nhiễm hoặc bùng phát bệnh dịch từ động vật hoang dã.

Tài liệu tham khảo

Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Jiang T.L. & Feng J. (2020). Ia io. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T10755A21993508. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T10755A21993508.en. Accessed on 16 May 2023.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Rodriguez-Herrera B. (2019). Ia io. Pp. 836-837. In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.

Dữ liệu bên ngoài