Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (VQG Hoàng Liên) (Kruskop & Shchinov 2010, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống, 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
2500
Thế giới
Afghanistan, Trung Quốc, Lào (López-Baucells 2019, Kruskop 2021).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai). Quần thể của loài bị suy giảm do sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái, đôi khi bị săn bắt làm thực phẩm. Kích cỡ quần thể của loài này ở Việt Nam ước tính < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành trong mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
suy giảm do săn bắt trái phép làm thức ăn và mất dần sinh cảnh sống.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng tự nhiên, hang động núi đá vôi, đường hầm trong các công trình xây dựng cũ, vách đá, hõm trong thân cây hoặc dưới lớp vỏ cây (Kruskop & Shchinov 2010, López-Baucells 2019, Kruskop 2021).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng tự nhiên trong hệ sinh thái cảnh quan núi đá vôi và rừng trồng trong vùng cảnh quan núi đất.
Đặc điểm sinh sản
Rừng tự nhiên, hang động núi đá vôi, đường hầm trong các công trình xây dựng cũ, vách đá, hõm trong thân cây hoặc dưới lớp vỏ cây (Kruskop & Shchinov 2010, López-Baucells 2019, Kruskop 2021).
Thức ăn
Ăn các loại động vật không xương sống cỡ nhỏ, chủ yếu là những loài bướm đêm (López-Baucells 2019).
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thức ăn ở phạm vi nhỏ lẻ ở địa phương.
Mối đe dọa
Mất sinh cảnh sống do chuyển đổi rừng tự nhiên làm đất canh tác nông nghiệp. Hoạt động tham quan hang động cũng ảnh hưởng đến nơi sinh sống của loài này. Đôi khi bị săn bắt làm làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn dơi; bảo vệ sinh cảnh sống của loài.
Tài liệu tham khảo
Kruskop S.V. & Shchinov A.V. (2010). New remarkable bat records in Hoang Lien Son moutain range, northern Vietnam. Rusian Journal of Theriology, 9(1): 1-8.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Kruskop S.V. (2021). Barbastella darjelingensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T85197261A85197270. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T85197261A85197270.en. Accessed on 16 May 2023.
López-Baucells A. (2019). Barbastella darjelingensis. P. 861. In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.