Phân loại
Phân bố
Việt nam
Hải Phòng (Cát Bà) và Hải Dương (khu vực Nhẫm Dương) (Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021, Vu et al. 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
6
Độ cao ghi nhận cao nhất
300
Thế giới
Lào (Guillen-Servent & Francis 2006, Douangboubpha 2020).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B2ab(i,iii)+C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố ở thành phố Hải Phòng (Cát Bà) và Hải Dương (khu vực Nhẫm Dương). Diện tích vùng cư trú (EOO) ước tính < 500 km2, sinh cảnh sống bị thu hẹp, phân mảnh, các hang động là sinh cảnh ưa thích của loài bị tác động do các hoạt động khai thái du lịch (tiêu chuẩn B2ab(i,iii). Kích cỡ quần thể ước tính < 2.500 và mỗi tiểu quần thể có số lượng cá thể trưởng thành < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Những kết quả khảo sát thực địa hàng năm từ 2008 đến 2019 cho thấy: có tổng số khoảng 20 cá thể bắt găp ở khu vực Nhẫm Dương (Hải Dương) và khoảng dưới 100 cá thể bắt gặp ở VQG Cát Bà (Hải Phòng).Kích cỡ quần thể: mỗi địa điểm ghi nhận khoảng 1-5 cá thể. Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống trong hang động thuộc vùng núi đá vôi, kiếm ăn dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng (Soisook 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng tự nhiên, rừng trồng và hang động thuộc vùng cảnh quan núi đá vôi và phụ cận.
Đặc điểm sinh sản
Một số cá thể cái bắt gặp trong khoảng tháng 5-6 ở VQG Cát Bà được xác định trong thời gian tiết sữa (nuôi con non) (Vũ Đình Thống 2021)
Thức ăn
Chưa có thông tin về thức ăn của loài dơi này.
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống là các hang động đá vôi chịu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Quy hoạch phạm vi khác thác hợp lý các hang động để giảm thiểu hoặc ngăn chặn những tác động của hoạt động du lịch. Thực hiện chương trình giám sát hàng năm nhằm đánh giá kịp thời hiện trạng quần thể ở VQG Cát Bà và khu vực Nhẫm Dương.
Tài liệu tham khảo
Douangboubpha B. (2020). Hipposideros khaokhouayensis (amended version of 2019 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T136819A166602959. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-1.RLTS.T136819A166602959.en. Accessed on 16 May 2023.
Guillen-Servent A. & Francis C.M. (2006). A new species of bat of the Hipposideros bicolor group (Chiroptera: Hipposideridae) from Central Laos, with evidence of convergent evolution with Sundaic taxa. Acta Chiropterologica, 8: 39-61.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Soisook P. (2019). Hipposideros khaokhouayensis. P. 255. In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.
Vu T.D., Dietz C., Schnitzler H.-U., Denzinger A., Furey N.M., Borissenko A. & Bates P.J.J. (2008). First record of Hipposideros khaokhouayensis (Chiroptera: Hipposideridae) from Vietnam. HNUE Journal of Science, 53(5): 138-143.