Rhinolophus siamensis

Dơi lá mũi tai dài

Suy giảm


Phân loại

Tên phổ thông

Ghi chú

Rhinolophus siamensis trước đây được coi là một phân loài của R. macrotis nhưng đã được xác định là một loài riêng biệt (Francis 1999, Hendrichsen et al. 2001).

Phân bố

Việt nam

Rhinolophus siamensis trước đây được coi là một phân loài của R. macrotis nhưng đã được xác định là một loài riêng biệt (Francis 1999, Hendrichsen et al. 2001).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Lào, Thái Lan, Trung Quốc (Francis 2019, Hutson et al. 2019).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

NT

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài nà ghi nhận phân bố rộng ở các tỉnh từ Lào Cai vào đến Quảng Trị. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, phân mảnh và suy thoái do mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác lâm sản, canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch ở các khu vực hang động. Loài này cũng bị săn bắt làm thực phẩm. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 20% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Chưa có đánh giá chi tiết về hiện trạng quần thể nhưng loài này khá hiếm gặp. Số lượng mẫu vật thu thập tại mỗi điểm rất ít.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường trú ngụ trong các hang động ở khu vực rừng trên núi đá và núi đá vôi miền Bắc và miềnTrung.

Dạng sinh cảnh phân bố

Trong các hang động ở Rừng ẩm nhiệt đới trên núi, núi đá vôi miền Bắc, Bắc Trung Bộ.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm.

Mối đe dọa

Dơi muỗi thái lan là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

bảo vệ sinh cảnh hang động ở những khu vực có phân bố của loài. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, kiểm soát hoạt động khai thác phân dơi. Tiếp tục tiến hành các hoạt động nghiên cứu về sinh học sinh thái, phân bố và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Francis C.M. (2019). A Guide to the Mammals of Southeast Asia. Princeton and Oxford: Princeton University Press, 392 pp.
Hendrichsen D.K., Bates P.J.J., Hayes B.D. & Walston J.L. (2001). Recent records of bats (Mammalia: Chiroptera) from Vietnam with six species new to the country. Myotis, 39: 35-122.
Hutson A.M., Rossiter S.J. & Csorba G. (2019). Family Rhinolophidae (Horseshoe Bats). Pp. 260-334. In: Wilson E.D & Mittermeier R.A. (eds). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Edicions, Barcelona.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, Nguyễn Xuân Đặng, Csorba Gabor (2010). Phạm vi phân bố và tình trạng bảo tồn của một số loài dơi thuộc Họ Dơi nếp mũi và Dơi lá mũi ở Việt Nam. Tạp chí Công nghệ sinh học, 8(3A): 981-990.
Vu T.D., Denzinger A., Nguyen S.V., Nguyen H.T.T., Hoang T.T., Dao L.N., Pham N.V., Nguyen V.V., Pham T.D., Tuanmu M.-N., Huang J.C.-C., Thongphachanh L., Nguyen L.T. & Schnitzler H.-U. (2021). Bat diversity in Cat Ba biosphere reserve, northeastern Vietnam: a review with new records from mangrove ecosystem. Diversity, 13(8): 376, 1-14.
Vuong T.T, Hassanin A., Görföl T., Arai S., Fukui D., Hoang T.T., Nguyen T.S., Furey N.M. & Csorba G. (2017). Integrative taxonomy of the Rhinolophus macrotis complex (Chiroptera, Rhinolophidae) in Vietnam and nearby regions. Journal of Zoological Systematics and Evolutionary Research, 55: 177-198.

Dữ liệu bên ngoài