Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Bắc Kạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên), Sơn La (Quỳnh Nhai), Yên Bái (Lục Yên), Bắc Giang (Lục Sơn), Hà Nam (Thượng Ninh), Hải Phòng (Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Ninh (Bái Tử Long), Thanh Hoá (Tường Linh, An Phú, Minh Xuân), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021, Vu et al. 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
50
Độ cao ghi nhận cao nhất
600
Thế giới
Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Malaysia, (Vu et al. 2019, Hutson et al. 2019).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rộng ở miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên kích cỡ quần thể nhỏ. Số lượng cá thể ước tính < 10.000 và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 500, có nguy cơ tiếp tục bị suy giảm do phát triển hoạt động du lịch tham quan hang động và săn bắt dơi làm thực phẩm ở một số địa phương (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Ở Việt Nam, loài dơi này còn được ghi nhận và quan sát với số lượng khoảng 250 cá thể.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các hang động thuộc vùng núi đá vôi; kiếm ăn dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn cây ăn quả và một số sinh cảnh khác (Hutson et al. 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng tự nhiên, rừng trồng, hang động và một số sinh cảnh khác
Đặc điểm sinh sản
Từ cuối tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 9 (Hutson et al. 2019).
Thức ăn
Các loài động vật không xương sống (Hutson et al. 2019).
Sử dụng và buôn bán
Có thể bị săn bắt cùng với các loài dơi khác trong hang động.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống là các hang động bị ảnh hưởng do phát triển du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ các hang động là sinh cảnh sống của loài, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn và phòng chống nguy cơ dịch bệnh do hoạt động săn bắt, buôn bán hoặc tiêu thụ thịt dơi.
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Hutson A.M., Rossiter S.J., & Csorba G. (2019). Family Rhinolophidae (Horseshoe Bats). Pp. 260-334 in: Wilson E. D & Mittermeier R. A. (eds) (2019). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Edicions, 2019, Barcelona.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.
Vu T.D., Hoang T.T., Soisook P., Bates P.J.J. & Csorba G. (2019). Rhinolophus marshalli. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T19552A21978274. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T19552A21978274.en. Accessed on 16 May 2023.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm