Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Chợ Bờ), Bắc Kạn (Ba Bể, Bản Thi-Xuân Lạc), Hà Nội (Mai Lâm, Yên Sở), Hoà Bình (Chi Nê, Chợ Bờ), Ninh Bình (Cúc Phương), Hải Phòng (Cát Bà), Nghệ An (Pù Mát), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Trị (Lao Bảo, Phước Môn), Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Sơn Trà), Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), Khánh Hoà (Nha Trang), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Nha Hồ, Đàm Nại), Đồng Nai (Cát Tiên), Tây Ninh (Tây Ninh), Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ), Kiên Giang (U Minh Thượng, Phú Quốc), Bến Tre (Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021, Vu 2021, Vu et al. 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
5
Độ cao ghi nhận cao nhất
500
Thế giới
Ấn Độ, Bhutan, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Sri Lanka (Giannini 2019, Vũ Đình Thống 2021).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)b
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rộng từ Bắc vào Nam. Sinh cảnh sống của loài đang bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Loài này bị săn bắt làm thực phẩm do thói quen của một số địa phương. Kích cỡ quần thể ước tính < 10.000 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành ở mỗi tiểu quần thể < 1.000; số lượng cá thể trưởng thành biến động mạnh do bị săn bắt và mất sinh cảnh sống (tiêu chuẩn C2a(i)b).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiếm gặp ở miền Bắc; chủ yếu bắt gặp và ghi nhận ở một số khu vực thuộc miền Nam.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng tự nhiên và vườn cây ăn quả, khá phổ biến ở các sinh cảnh rừng ngập mặn và vùng phụ cận ở miền Nam (Giannin 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng tự nhiên, rừng trồng hoặc vườn cây ăn quả; hiện phổ biến ở các sinh cảnh rừng ngập mặn và vùng phụ cận thuộc miền Nam
Đặc điểm sinh sản
Con cái thành thục sinh dục sau khoảng 6-7 tháng tuổi, có khả năng sinh con non sau khoảng 1 năm tuổi. Con đực thành thục sinh dục sau khoảng 12 tháng tuổi nhưng thường chỉ ghép đôi từ sau khoảng 24 tháng tuổi. Loài dơi này thường ghép đôi từ khoảng tháng 12 đến khoảng tháng 1 năm sau. Mỗi năm, đẻ 1 hoặc 2 con non. Con cái mang thai khoảng 4 tháng, con non thường được sinh ra vào khoảng tháng 3-4 và tháng 7-8 (Giannini 2019).
Thức ăn
Chủ yếu là các loại quả (khoảng 95% tổng số lượng thức ăn), một số loại lá cây, phấn hoa và mật hoa (Giannini 2019).
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thức ăn bởi thói quen ở một số địa phương.
Mối đe dọa
Mất sinh cảnh sống do sự thay đổi diện tích rừng ngập mặn, diện tích rừng tự nhiên làm đất canh tác nông nghiệp. Săn bắt làm thức ăn và buôn bán ở một số địa phương.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống, tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và phòng chống nguy cơ dịch bệnh do hoạt động săn bắt, buôn bán hoặc tiêu thụ thịt dơi.
Tài liệu tham khảo
Csorba G., Bumrungsri S., Bates P., Gumal M., Kingston T., Molur S. & Srinivasulu C. (2019). Cynopterus brachyotis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T6103A22113381. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T6103A22113381.en. Accessed on 19 July 2022.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Giannini N.P. (2019). Cynopterus brachyotis. Pp. 65-66. In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Vu T.D. (2021). First record of bats (Mammalia: Chiroptera) from mangrove in Dam Nai area, Ninh Thuan province, central Vietnam. Academia Journal of Biology, 43(2): 135-139.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.
Vu T.D., Denzinger A., Nguyen S.V., Nguyen H.T.T., Hoang T.T., Dao L.N., Pham N.V., Nguyen V.V., Pham T.D., Tuanmu M.-N., Huang J.C.-C., Thongphachanh L., Nguyen L.T. & Schnitzler H.-U. (2021). Bat diversity in Cat Ba biosphere reserve, northeastern Vietnam: a review with new records from mangrove ecosystem. Diversity, 13(8), 376: 1-14.