Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lạng Sơn (Mẫu Sơn, Bình Gia, Bắc Sơn) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Trung Quốc (gồm cả Đài Loan) (Schai-Braun & Hackländer 2016).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd+B2ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trước năm 1990, loài được ghi nhận ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Đỗ Anh Dũng 2006, Đặng Ngọc Cần và cs. 2008). Quần thể của loài bị suy giảm do săn bắt quá mức làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán; sinh cảnh sống bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, làm đường, phát triển du lịch và khai thác lâm sản. Kích thước quần thể ước tính đã suy giảm > 50% trong vòng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2cd). Hiện chỉ còn ghi nhận ở 3 địa điểm thuộc tỉnh Lạng Sơn (Bình Gia, Mẫu Sơn, Lộc Bình) với diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2 (tiêu chuẩn B2ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng cá thể bị suy giảm trong khoảng 15 năm trở lại đây do bị săn bắt quá mức và sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái làm mất nơi cư trú. Khá hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở sinh cảnh rừng giáp ranh giữa đồng ruộng và đồi cỏ, sa van cây bụi (Đỗ Anh Dũng 2006, Schai-Braun & Hackländer 2016).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đồng cỏ ẩm, trảng cây bụi nhiệt đới ẩm ở các đai từ thấp (500 m) đến cao (trên 1000m)
Đặc điểm sinh sản
Thỏ sinh đẻ nhiều lứa trong năm từ tháng 4 đến tháng 8, khoảng 2 tháng đẻ một lứa. Mỗi lứa đẻ 2-4 con (Schai-Braun & Hackländer 2016).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm, làm cảnh và buôn bán.
Mối đe dọa
Loài trước đây là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do mất rừng, làm đường, phát triển du lịch và khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố tự nhiên. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm thiểu các hoạt động săn bắt, sử dụng và buôn bán.
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đỗ Anh Dũng (2006). Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật, Hà Nội, 208 trang.
Groves C.P., Nguyễn Vĩnh Thanh, Đồng Thanh Hải (2020). Thú Việt Nam-Tập 1. Bộ Primates, Paenungulata, Perissodactyla, Artiodactyla, Pholodota, Dermoptera, Scandentia, Largomorpha. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 163 trang.
Schai-Braun S.C. & Hackländer K. (2016): Leporidae (Hares & Rabbits). Pp. 61-150. In: Wilson D.E., Mittermeier R.A. & Lacher T.E. (eds) (2016). Handbook of the Mammals of the World, Volume 6: Lagomorphs & Rodents I. Lynx Edicions, Barcelona.